Trái cây thường được coi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn trái cây vào ban đêm, nhất là khi chỉ ăn mỗi trái cây mà không kết hợp với các loại thực phẩm khác có thể mang đến tác dụng ngược, khiến bạn tăng cân nhiều hơn giảm
Ảnh minh họa |
Dưới đây là một số tác hại khi ăn trái cây thay cơm vào buổi tối, cần lưu ý:
Dư thừa đường
Không chỉ cơm, bún, phở, bánh mì chứa tinh bột, đường mà trái cây cũng chứa carbohydrate và đường tự nhiên. Chỉ nạp trái cây trong bữa ăn có thể gây dư thừa đường, làm tăng đường huyết, gây đói nhanh, tăng dự trữ chất béo trong cơ thể, làm tích tụ mỡ thừa nhiều hơn.
Gây đầy hơi, chướng bụng
Nhiều người nghĩ rằng ăn trái cây vào bữa tối nhẹ bụng, dễ tiêu hóa hơn nhưng thực tế, trái cây chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do lượng men đường quá cao trong ruột.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn một lượng nhỏ trái cây trong bữa tối kết hợp với các thực phẩm khác như ngũ cốc, thịt, rau xanh hoặc sữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân an toàn, lành mạnh.
Làm gia tăng cảm giác đói
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc chỉ ăn trái cây vào bữa tối không khác gì việc tự bỏ đói cơ thể, khiến cơn đói quay trở lại nhanh chóng.
Trái cây chỉ cung cấp chất xơ và một số loại vitamin, thiếu hoàn toàn protein lẫn dưỡng chất quan trọng giúp duy trì cảm giác no lâu.
Protein có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm giác thèm ăn. Thiếu protein, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gia tăng cảm giác đói, làm bạn dễ tìm đến các món ăn vặt vào ban đêm, dẫn đến tăng cân không mong muốn và gián đoạn giấc ngủ.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn quá nhiều trái cây ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nguyên nhân là lượng đường trong trái cây sẽ khiến cơ thể bị oxy hóa và kéo dài tình trạng sẽ gây ra hiện tượng lão hóa.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Giảm cân bằng cách ăn trái cây có thể dẫn đến thiếu hụt protein và chất béo, hai chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe. Việc loại bỏ ngũ cốc có thể gây thiếu vitamin B, trong khi việc hạn chế sữa và rau có thể làm giảm lượng canxi. Hơn nữa, việc từ bỏ các sản phẩm động vật có thể dẫn đến thiếu vitamin B12. Thiếu những vi chất dinh dưỡng này có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu, mệt mỏi, rối loạn miễn dịch, và loãng xương.
Thời điểm "vàng" ăn trái cây tốt cho sức khỏe
Bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều là thời điểm tuyệt vời để ăn trái cây. Không có bằng chứng nào cho thấy nên tránh ăn trái cây vào buổi chiều hoặc xung quanh bữa ăn. Trái cây là loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng có thể ăn suốt cả ngày. Điều đó nói lên rằng, có một số trường hợp thời điểm ăn trái cây của có thể tạo ra sự khác biệt.
Nếu muốn giảm cân
Chất xơ trong trái cây giúp cảm thấy no lâu hơn, ăn ít calo hơn và có thể dẫn đến giảm cân.
Ăn trái cây cùng hoặc ngay trước bữa ăn có thể làm tăng tác dụng này. Nó có thể khiến ăn ít thức ăn khác có lượng calo cao hơn trong suất ăn của bạn.
Nếu mắc bệnh đái tháo đường type 2
Ăn trái cây cùng với các thực phẩm khác có thể tạo ra sự khác biệt đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Kết hợp trái cây với thực phẩm khác hoặc bữa ăn giàu protein, chất béo hoặc chất xơ có thể khiến đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng ít hơn so với việc chỉ ăn trái cây.
Nếu bị đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là khi một người mắc bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai. Đối với những người này, sự thay đổi hormone khi mang thai gây ra tình trạng không dung nạp carb. Tương tự như những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, ăn trái cây trong bữa ăn có lẽ là một lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu nên tránh ăn nhiều trái cây và các loại carbs khác vào buổi sáng.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể có lượng đường trong máu tăng cao hơn sau bữa sáng so với thời điểm muộn hơn trong ngày. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này.