Ăn chay thế nào để tránh mất cơ, thiếu đạm, thiếu sắt

Ăn chay không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Ăn chay sai cách có thể làm cơ thể bị thiếu hụt đi những chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. 

Ăn chay cần đúng cách

Chế độ ăn chay là một chế độ ăn kiêng các loại thịt, gia cầm và cá. Nhiều người lựa chọn áp dụng theo chế độ ăn chay vì lý do cá nhân hoặc tôn giáo, đôi khi bắt nguồn từ các vấn đề đạo đức, chẳng hạn như không giết hại động vật.

Ngoài ra, cũng có người quyết định ăn chay để bảo vệ môi trường sống xung quanh, vì việc chăn nuôi động vật góp phần làm gia tăng lượng khí thải nhà kính, khiến thay đổi khí hậu và những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Tháp dinh dưỡng cho người ăn chay thường cân bằng giữa các nguồn thực phẩm dinh dưỡng như protein thực vật, ngũ cốc và chất béo lành mạnh. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, nếu ăn chay sai cách có thể làm cơ thể bị thiếu hụt đi những chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như vitamin D, vitamin B12, canxi, kẽm và magie, từ đó dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng.

Một chế độ ăn chay có thể được xem là một lựa chọn ăn uống bổ dưỡng và lành mạnh. Tuy nhiên, bản thân nó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ làm tăng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Những người ăn chay nên cố gắng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, đạm, sắt, riboflavin, kẽm, vitamin D, vitamin B12, axit alpha-linolenic và kẽm cho cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn đa dạng thực phẩm đảm bảo đủ chất

Nếu bạn muốn duy trì chế độ ăn chay thì cần lưu ý ăn đa dạng thực phẩm. Mỗi bữa ăn nên kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau, càng nhiều càng tốt; bổ sung các loại trái cây giàu sắt.

Nếu có thể nên ăn trứng, uống sữa để đa dạng và hấp thu, cân bằng thêm protein từ động vật, tốt hơn cho cơ thể. Ưu tiên sử dụng phương pháp chế biến như hấp, luộc, trộn thay vì chiên, xào, nướng; giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh lý liên quan.

Chế độ ăn chay thường gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (rau, củ, quả, các loại hạt...), không sử dụng thịt, cá và hải sản. Ăn chay thời gian dài có thể khiến cơ thể thiếu nguồn protein (đạm) động vật, cholesterol và một số chất khoáng cần thiết khác như sắt, canxi, kẽm, vitamin B12...

Người ăn chay còn tăng nguy cơ thiếu máu vì tiêu thụ quá nhiều chất xơ làm giảm quá trình hấp thu sắt và tái tạo máu của cơ thể. Thiếu máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, phản ứng chậm, có thể thiếu máu não, đột quỵ.

Chế độ ăn chay thiếu protein động vật còn tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, thúc đẩy quá trình lão hóa làm cho da sạm đen, thiếu đàn hồi và cơ bắp không còn săn chắc. Về lâu dài còn tăng tình trạng teo cơ ở người già.

Để đảm bảo cần thiết đi khám, xét nghiệm vi chất trong cơ thể bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC, giúp xác định cơ thể đang thiếu, thừa dưỡng chất nào. Từ đó, bác sĩ tư vấn cho người bệnh bổ sung một số vi chất cần thiết, nhất là B12, canxi, kẽm, sắt, magie..., thường thiếu khi ăn chay.

Bác sĩ Đinh Minh Trí (Đại học Y dược, TP HCM)

Theo Đời sống
back to top