Không ăn cá khi đang đói
Khi đói bụng, bạn tuyệt đối đừng ăn cá. Bởi ăn cá thời điểm với chiếc bụng trống rỗng, bạn vô tình làm bùng phát bệnh gút nguy hiểm.
Nguyên nhân là vì, chất purine có trong cá làm cho acid uric tăng lên, gây tổn thương mô. Đây chính là nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh gút.
Không ăn cá khi đang uống thuốc ho
Những người bị ho cũng là những người nên kiêng ăn cá. Nhất là các loại cá biển để phòng trừ nguy cơ dị ứng.
Như mọi người biết, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Bên cạnh đó, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh khác và các loại thuốc hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine.
Do đó, nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Không ăn cá khi mắc bệnh về gan và thận
Nhóm người đang có bệnh đường tiểu, sỏi thận, thì cần phải kiểm soát acid uric. Bởi khi lượng acid uric tăng quá cao có sự liên quan lớn đến việc hình thành sỏi.
Vì vậy, những bệnh nhân có bệnh về gan, thận, dễ kết sỏi thì nên hạn chế lượng purine, tốt nhất cũng không nên ăn cá chép.
Do cá chép rất giàu kali, bệnh nhân suy thận cấp không nên ăn, nếu không kiêng khem thì món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng lên thận.
Người bị bệnh gan đang trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể trong vòng 20 gram mỗi ngày. Nhưng do cá chép giàu chất đạm, vì vậy những bệnh nhân này cũng không nên ăn cá chép.
Không ăn cá khi bị dị ứng
Những thời điểm bạn đang bị dị ứng hoặc dị ứng hải sản, bạn nên kiêng cá. Bởi rất có thể, những loại cá ăn vào sẽ khiến tình trạng dị ứng trầm trọng hơn như: mẩn đỏ, ngứa, nôn mửa, tim đập nhanh…
Theo nhiều lý giải thì trong cá có chứa histamine, khi đi vào cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu sẽ gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Không ăn cá khi bị chảy máu mũi, xuất huyết trong
Nếu như bạn đang có những biểu hiện bị rối loạn về chảy máu như thường xuyên chảy máu mũi, xuất huyết trong thì cũng không nên ăn cá.
Bởi vì ăn cá những thời điểm này khiến các a-xít eicosapentaenoic (EPA) có trong cá gây ức chế tập kết tiểu cầu, làm các triệu chứng chảy máu xảy ra nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân là vì, chất purine có trong cá làm cho acid uric tăng lên, gây tổn thương mô. Đây chính là nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh gút.
Không ăn cá khi đang uống thuốc ho
Những người bị ho cũng là những người nên kiêng ăn cá. Nhất là các loại cá biển để phòng trừ nguy cơ dị ứng.
Như mọi người biết, trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Bên cạnh đó, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh khác và các loại thuốc hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine.
Do đó, nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Không ăn cá khi mắc bệnh về gan và thận
Nhóm người đang có bệnh đường tiểu, sỏi thận, thì cần phải kiểm soát acid uric. Bởi khi lượng acid uric tăng quá cao có sự liên quan lớn đến việc hình thành sỏi.
Vì vậy, những bệnh nhân có bệnh về gan, thận, dễ kết sỏi thì nên hạn chế lượng purine, tốt nhất cũng không nên ăn cá chép.
Do cá chép rất giàu kali, bệnh nhân suy thận cấp không nên ăn, nếu không kiêng khem thì món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng lên thận.
Người bị bệnh gan đang trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể trong vòng 20 gram mỗi ngày. Nhưng do cá chép giàu chất đạm, vì vậy những bệnh nhân này cũng không nên ăn cá chép.
Không ăn cá khi bị dị ứng
Những thời điểm bạn đang bị dị ứng hoặc dị ứng hải sản, bạn nên kiêng cá. Bởi rất có thể, những loại cá ăn vào sẽ khiến tình trạng dị ứng trầm trọng hơn như: mẩn đỏ, ngứa, nôn mửa, tim đập nhanh…
Theo nhiều lý giải thì trong cá có chứa histamine, khi đi vào cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu sẽ gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Không ăn cá khi bị chảy máu mũi, xuất huyết trong
Nếu như bạn đang có những biểu hiện bị rối loạn về chảy máu như thường xuyên chảy máu mũi, xuất huyết trong thì cũng không nên ăn cá.
Bởi vì ăn cá những thời điểm này khiến các a-xít eicosapentaenoic (EPA) có trong cá gây ức chế tập kết tiểu cầu, làm các triệu chứng chảy máu xảy ra nghiêm trọng hơn.
Mai Nguyễn (tổng hợp)