Âm nhạc trị liệu

m nhạc là một trong những món ăn tinh thần trong đời sống. Nó không chỉ giúp con người cảm thấy thư thái, yêu đời mà còn mang lại sự cân bằng về tâm sinh lý hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc trị liệu hiệu quả.

Thưởng thức nghe nhạc, chơi nhạc mỗi ngày để phòng bệnh

Dựa vào đó, các nhà khoa học đã đưa âm nhạc vào y học để điều trị một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh liên quan đến yếu tố tinh thần.

Âm nhạc được đưa vào điều trị bệnh khi nào?

Ngay cả những người đang khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần thì âm nhạc vẫn mang đến cho họ sự êm ái, giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống. Khi đu đưa theo tiếng nhạc có khả năng giúp cơ thể hoàn toàn thư giãn. Hơn thế, âm nhạc còn kích thích những hoạt động về thể chất, mang lại cảm giác phấn chấn. Điều này lý giải tại sao khi thưởng thức âm nhạc, nhiều người có khuynh hướng làm việc bền bỉ và hăng hái hơn.

 Từ những năm 1940, các nhà trị liệu bằng âm nhạc tại Hoa Kỳ đã dùng âm nhạc để cải thiện các kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân và giảm thiểu đau đớn cho họ. Một cuộc thăm dò ý kiến từ 1.900 cơ sở khám chữa bệnh ở Hoa Kỳ năm 2007 đã phát hiện ra rằng 35% trong số đó đưa ra các loại phương pháp trị liệu bằng âm nhạc và xu hướng này đang ngày càng phổ biến.

Các bệnh nhân tham gia vào những chương trình phục hồi chức năng bằng liệu pháp âm nhạc cho thấy các biểu hiện cảm xúc và giao tiếp xã hội tích cực hơn so với những bệnh nhân chỉ nhận được phương pháp chữa bệnh thông thường. Dựa trên điều này, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đề xuất việc đưa âm nhạc vào điều trị những người bị bệnh nhồi máu cơ tim.

Công dụng của liệu pháp âm nhạc

Hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng âm nhạc đối với những thay đổi về sinh lý cũng dễ nhận thấy như tác động của nó đến tâm trạng. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Claudius Conrad thuộc Trường Y Harvard, Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã cho rằng tác dụng chữa bệnh và xoa dịu của âm nhạc có được nhờ sự kích thích và hạn chế ba loại hormon làm giảm stress.

Việc sử dụng âm nhạc trong trị bệnh luôn mang lại kết quả khả quan cho người lớn, trẻ đang độ tuổi trưởng thành và cả trẻ em. Liệu pháp này giúp bệnh nhân có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng, tăng cường sức khoẻ về mặt tinh thần, gia tăng khả năng tái phục hồi cơ thể sau thời gian điều trị bệnh cũng như hỗ trợ một cách tích cực cho quá trình giao tiếp.

Liệu pháp âm nhạc có thể vận dụng đối với những người kém phát triển về tâm thần, mất khả năng học hỏi… để giúp họ vượt qua những trở ngại trong việc tiếp thu những điều mới, góp phần hỗ trợ cho các bệnh nhân mắc chứng giảm trí nhớ, nhất là ở người cao tuổi, cũng như các bệnh lý khác có liên quan đến trí nhớ, những người phải đối mặt với những căn bệnh đau đớn về thể xác dù mạn tính hoặc cấp tính, người bị tổn thương não bộ, người bị chứng căng cơ, người nghiện rượu…

Trường hợp phụ nữ trong quá trình sinh nở, liệu pháp âm nhạc còn giúp giảm những cơn đau trong quá trình chuyển dạ. Trong quá trình điều trị, âm nhạc còn có tác dụng khuyến khích người bệnh vận động nhiều hơn cũng như giúp họ giảm căng thẳng và thư giãn.

Hiện nay, một số bệnh viện tiên tiến trên thế giới còn vận dụng liệu pháp âm nhạc để giúp bệnh nhân cải thiện tâm trạng, chống suy nhược cơ thể. Tại một số trường học dành cho trẻ em khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, âm nhạc còn đóng vai trò tích cực trong việc giúp các em phục hồi một số chức năng nhất định, cải thiện kỹ năng giao tiếp và tăng cường các hoạt động về mặt thể chất.

 Hơn thế, âm nhạc còn có tác động một cách tích cực đến trí thông minh, nhất là ở trẻ em. Bộ não của trẻ em có khuynh hướng phát triển từ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và sự tiếp thu của não bộ. Năm giác quan của trẻ có thể kích thích những tế bào chuyển tiếp của não bộ (còn gọi là những khớp thần kinh) và tạo ra hàng triệu những tế bào này. Khi chúng xuất hiện càng nhiều, trẻ sẽ càng trở nên thông minh hơn. Một trong những tác động về thính giác bằng cách nghe nhạc trẻ còn có khả năng tập trung vào việc học tập của trẻ.

Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với tất cả mọi người. Nhưng riêng đối với những người bị stress, trầm cảm, phụ nữ mang thai,… thì âm nhạc còn là một liệu pháp giúp cho họ trở nên mạnh khỏe, tự tin, yêu đời hơn…

Âm nhạc còn giúp giảm thiểu những căng thẳng về tinh thần có nguy cơ gây tổn thương cho não bộ của trẻ. Việc cho trẻ học sử dụng một nhạc cụ nào đó cũng sẽ tác động đến tốc độ suy nghĩ và ý niệm về không gian lẫn thời gian một cách hoàn hảo hơn, nhất là về bộ môn toán học.

Các nghiên cứu khác được thực hiện từ đầu những năm 1990 tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới cũng kết luận rằng âm nhạc thực sự làm giảm nhịp tim, điều chỉnh huyết áp và nhịp thở của những bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật.

Ngoài ra, liệu pháp âm nhạc cũng làm tăng kỹ năng vận động ở các bệnh nhân đang phục hồi sau đột quỵ, tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao khả năng tập trung, giúp điều tiết cơn đau, tạo cảm giác khỏe mạnh và giảm âu lo cho các bệnh nhân đang chờ phẫu thuật…

Nguyên tắc sử dụng âm nhạc trong điều trị bệnh

Đây là liệu pháp đặc biệt kết hợp sử dụng âm nhạc để mang lại sự cân bằng và giúp con người vượt qua những bất ổn về tinh thần, thể chất, xã hội và nhận thức. Nguyên tắc điều trị cần được thực hiện theo sự hướng dẫn của các nhà liệu pháp chuyên về lĩnh vực này.

Âm nhạc trị liệuChơi nhạc cũng là một phần trong liệu pháp âm nhạc chữa bệnh.

Đầu tiên, nhà liệu pháp sẽ lập ra một bảng theo dõi tổng thể về tình trạng tâm lý và thể chất của người bệnh để tìm hiểu rõ những hoạt động của bệnh nhân trong xã hội, các kỹ năng nhận thức và khả năng giao tiếp của bệnh nhân với cộng đồng… Sau đó, sẽ quyết định chọn loại nhạc lý nào cũng như thời gian điều trị cho từng bệnh nhân. Việc chọn loại nhạc nào trong thời gian điều trị cần tuỳ thuộc vào sở thích của từng bệnh nhân, tình trạng bệnh lý và mục đích điều trị của họ.

Quy trình điều trị có thể bao gồm nhiều liệu pháp âm nhạc khác nhau. Trong số đó, bệnh nhân có thể được nghe nhạc, sáng tác nhạc phẩm, biểu diễn ca khúc, thảo luận về ca từ và cuối cùng sẽ học cách thưởng thức âm nhạc.

Theo SKĐS

Theo Đời sống
back to top