Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.

Theo các nghiên cứu, trong 100g bạch tuộc, hàm lượng protein chiếm đến 29.82g, hỗ trợ xây dựng và phục hồi cơ bắp, đặc biệt phù hợp với người tập luyện thể thao hoặc cần bổ sung năng lượng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, bạch tuộc còn chứa 106mg canxi và 60mg magie, hai chất quan trọng giúp duy trì sự chắc khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương. Lượng 9.54mg sắt giúp cải thiện khả năng vận chuyển oxy trong máu, phòng ngừa thiếu máu, trong khi 3.36g kẽm và 0.739g đồng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.

Lợi ích của bạch tuộc đối với sức khỏe

Bổ sung chất dinh dưỡng

Thịt bạch tuộc tươi có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như A, B1, B2, C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, đồng, kẽm, iốt… rất tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não. Ngoài ra, thịt bạch tuộc lại chứa ít chất béo, phù hợp với những người chơi thể thao, người muốn giảm cân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng cường sức đề kháng

Thịt bạch tuộc chứa dồi dào canxi, kali, phốt pho, vitamin và một số axit béo omega-3 nên có khả năng tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn ngừa bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Thịt bạch tuộc chứa nhiều selenium nên có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa protein để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, selenium cũng hoạt động như chất chống oxy hóa, có thể loại trừ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Người mắc bệnh chàm và các bệnh ngoài da khác

Loại hải sản này là thực phẩm cấm kỵ đối với những người mắc bệnh ngoài da, ăn chúng dễ dẫn đến các triệu chứng như ngứa, sốt, sưng tấy.

Làm đẹp da

Bạch tuộc còn được đánh giá cao nhờ khả năng cải thiện làn da. Hàm lượng omega-3 và vitamin trong bạch tuộc giúp dưỡng da mềm mịn, ngăn ngừa lão hóa và hỗ trợ tái tạo tế bào da mới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhóm người cẩn thận khi ăn bạch tuộc

Người bị bệnh gout

Bạch tuộc rất giàu protein, trong đó protein có chứa một lượng lớn purine. Nếu chúng ta uống bia và ăn bạch tuộc có thể làm tăng lượng purin trong cơ thể, dẫn đến bệnh gout trầm trọng hơn.

Người thể hàn

Bạch tuộc tuy có tính ôn hòa nhưng nếu người thể hàn, lạnh ăn phải sẽ ảnh hưởng đến lá lách, dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy.

Người mắc bệnh chàm và các bệnh ngoài da khác

Loại hải sản này là thực phẩm cấm kỵ đối với những người mắc bệnh ngoài da, ăn chúng dễ dẫn đến các triệu chứng như ngứa, sốt, sưng tấy.

Lưu ý chọn mua bạch tuộc

- Tránh mua bạch tuộc tròng mắt đục, có mùi tanh, khẳm... là đã bị ươn.

- Tránh mua bạch tuộc phần da dưới bụng màu trắng – là đã để lâu ngày, hoặc đã bị ngâm nước.

Tránh mua bạch tuộc da bị nhão, rách, thân mềm hoặc nhũn vì đã hỏng - tuyệt đối tránh loại bạch tuộc có chảy nước đen, mùi tanh khó chịu vì nó chết lâu rồi.

Bạch tuộc bảo quản đông lạnh quá lâu giá trị dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều, còn tăng thêm nguy cơ ngộ độc vi sinh vật. Da bạch tuộc để đông lạnh quá lâu chuyển sang màu trắng ngà, hoặc trắng đục ăn không còn ngon ngọt nữa.

- Tránh xa những con bạch tuộc thân có nhiều đốm xanh vì chúng có độc tố thần kinh Tetrodotoxin rất mạnh là (gây tê môi, lưỡi, miệng, ngón chân, tay, khó thở…).

- Sau khi ăn bạch tuộc nếu thấy có dấu hiệu vã mồ hôi, miệng lưỡi, các ngón chân, ngón tay bị tê cứng, buồn nôn, đau bụng, tụt huyết áp… là đã bị ngộ độc, cần đưa tới bệnh viện ngay kẻo có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.

Theo Đời sống
back to top