Hiện nay chưa có báo cáo chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tinh hoàn. Một số nghiên cứu gần đây cho biết một số đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao như:
Những người có tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn tức là tinh hoàn không nằm trong bìu như cấu tạo bình thường. Người bị mắc chứng bệnh này tinh hoàn có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào như trên thành bụng hoặc trong ổ bụng. Đây được coi là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao nhất (khoảng 2,5 – 14% nguy cơ mắc bệnh). Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các bé trai khi bị nghi ngờ tinh hoàn ẩn sẽ được phẫu thuật trước tuổi dậy thì.
Người trong độ tuổi từ 25 – 45 tuổi
Các nhà khoa học khẳng định rằng ung thư tinh hoàn có thể mắc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người trong độ tuổi từ 25 – 45 có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn các độ tuổi khác. Hơn 50% các trường hợp được phát hiện trong độ tuổi này.
Ảnh minh họa. - Ảnh: internet. |
Người có thói quen mặc quần bó sát
Lý giải nguyên nhân mặc quần bó sát gây ung thư tinh hoàn các bác sỹ bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt giải thích trong bộ phận sinh sản của nam giới bìu là nơi nhạy cảm, chứa tinh hoàn, chúng luôn được giữ ở nhiệt độ khoảng 35 độ (thấp hơn khoảng 2,5 độ so với nhiệt độ trung bình của cơ thể). Việc thường xuyên mặc quần bó sát khiến nhiệt độ của cơ quan này tăng cao do hoạt động cọ sát, cao các cơ xung quanh tinh hoàn giãn ra chèn ép gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng và các sản xuất hooc môn của tinh hoàn.
Người nghiện thuốc lá
Thuốc lá được biết đến là thủ phạm của các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, vòm họng và cũng là yếu tố gây ra bệnh ung thư tinh hoàn. Theo kết quả phân tích cho thấy trong thuốc lá có khoảng 4.000 hóa chất, trong đó có khoảng hơn 200 hóa chất độc hại, khoảng 69 hóa chất gây ung thư. Những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc.
Những người có thân hình cao lớn
Các nhà khoa học chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể về mối liên hệ giữa người có thể trạng cao lớn với nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, theo thống kê nhiều nam giới cao trên 1.75 cm có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn 13% so với người có thể trạng trung bình.
Tài xế, người làm việc trong các nhà máy
Yếu tố nghề nghiệp cũng là một nguy cơ mắc bệnh. Những người làm nghề lái xe, làm việc trong hầm mỏ, các lò sản xuất gang thép có nguy cơ mắc bệnh cao. Lý giải nguyên nhân này các chuyên gia cho biết khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao như các nhà máy nung chảy, tiếp xúc với các động cơ làm nhiệt độ của bìu tăng cao gây giãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Người có quan hệ với nhiều bạn tình
Việc quan hệ với nhiều bạn tình không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
Theo các chuyên gia, hiện nay có một số phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn như:
Phẫu thuật, phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp như
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: Đây là phương pháp điều trị chính cho phần lớn các giai đoạn và loại ung thư tinh hoàn.
Phẫu thuật loại bỏ những hạch bạch huyết gần đó: Phương pháp điều trị này được thực hiện thông qua một đường mổ ở bụng. Bác sĩ sẽ cẩn thận trong các thao tác phẫu thuật nhằm tránh làm tổn thương những dây thần kinh xung quanh các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn không tránh khỏi tổn thương dây thần kinh. Những dây thần kinh bị tổn thương có thể gây khó khăn trong quá trình xuất tinh, ảnh hưởng tới sự cương cứng của dương vật.
Nạo hạch bạch huyết
Nếu phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khi đã di căn tới hạch bạch huyết, người bệnh cần tiếp tục phẫu thuật này. Bác sĩ có thể tiến hành nạo hạch bạch huyết đồng thời hay sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nếu phát hiện ung thư di căn sau.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng những chùm năng lượng mạnh như tia X, để tiêu diệt những tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, người bệnh sẽ nằm trên bàn. Một cỗ máy lớn di chuyển xung quanh cơ thể để nhắm vào các chùm năng lượng vào những điểm đã xác định từ trước trên cơ thể của người bệnh. Liệu pháp xạ trị có thực hiện đơn độc hay sau khi người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
Một số tác dụng phụ của xạ trị mà người bệnh có thể gặp phải như buồn nôn, mệt mỏi, đỏ da và kích ứng vùng bụng và bẹn. Phương pháp điều trị này cũng có khả năng làm giảm số lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở một số nam giới. Vì thế, bạn nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề bảo quản tinh trùng trước xạ trị.
Hóa trị
Đây là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị sẽ đi khắp cơ thể của người bệnh để tiêu những tế bào ung thư di căn từ khối u ban đầu. Hóa trị thường được chỉ định đơn độc để điều trị hay có thể được chỉ định trước/sau phẫu thuật cắt bỏ hạch.
Tác dụng phụ của phương pháp điều trị này sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể mà người bệnh dùng. Những tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Ngoài ra, hóa trị cũng có thể dẫn tới tình trạng vô sinh ở một số nam giới. Một số trường hợp có thể là vĩnh viễn. Vì thế, nếu muốn có con, người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về cách thức bảo quản tinh trùng trước khi hóa trị./.