Vệ sinh đúng cách: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày một cách sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hoặc nước sạch, lau khô bằng khăn sạch, lưu ý lau từ trước ra sau để tránh lây nhiễm…
Giặt đồ lót đúng cách: Ngâm đồ lót khoảng 30 phút rồi vò sạch bằng tay. Không cần cho vào máy sấy khô, phơi đồ nơi có ánh sáng Mặt trời cũng là cách diệt khuẩn hữu hiệu, phòng tránh bệnh phụ khoa.
Thay băng vệ sinh: Cách 4 tiếng nên thay băng vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt để tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
Chú ý khi mặc quần áo: Tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm. Mặc quần áo rộng rãi, không bó sát, nhất là với quần áo chip; thay quần áo chip hàng ngày.
Lưu ý khi đi bơi: Nếu có thói quen đi bơi trong ngày hè, cần lưu ý tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch để tránh vi khuẩn từ nước hồ bơi vào bên trong "vùng kín", gây viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng âm đạo.
Hạn chế stress: Thư giãn, thả lỏng là nhu cầu của cơ thể. Sau một ngày ra ngoài “nghiêm chỉnh”, tối về, bạn nên để cơ thể có cơ hội thoát khỏi mọi ràng buộc. Việc thả lỏng sẽ giảm được sự ẩm ướt, môi trường vốn rất lý tưởng cho các loại viêm nhiễm.
Tình dục an toàn: Thực hành tình dục an toàn không những có tác dụng phòng tránh thai ngoài ý muốn, mà còn có thể tránh các bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cách thực hiện tình dục an toàn tốt nhất là dùng bao cao su khi quan hệ.
Khám phụ khoa định kỳ: Ngay cả khi cơ thể không biểu hiện triệu chứng gì bất thường, bạn nữ cũng nên đi khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ, nhất là những người từ độ tuổi 18 trở lên. Nếu đã quan hệ tình dục, bạn cần đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần.
Bổ sung thực phẩm chứa chất đề kháng giúp chị em trong việc hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa mà không gây tác dụng phụ, như trà xanh, tỏi, sữa nóng…