Ảnh minh họa |
1. Hẹn giờ tắt vào ban đêm
Vào ban đêm, không đòi hỏi nhiệt độ mát lạnh so với ban ngày. Nếu để điều hòa hoạt động liên tục sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể dẫn đến viêm họng,...
Ảnh minh họa |
Vì thế, sử dụng chế độ hẹn giờ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe từng thành viên trong gia đình, đồng thời thời gian hoạt động của điều hòa sẽ ít hơn, tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều.
2. Chọn công suất điều hòa phù hợp với diện tích phòng
Nếu điều hòa chạy với công suất mạnh sẽ tốn điện, hoặc chạy với công suất yếu thì hoạt động sẽ không hiệu quả, không đảm bảo độ mát cho phòng.
Vì thế trước khi lắp điều hòa cho phòng, cần phải tính toán xem diện tích hay thể tích phòng là bao nhiêu, để từ đó có thể lựa chọn công suất điều hòa cho đúng.
Nếu diện tích phòng dưới 15m2 điều hòa 9000BTU, từ 15 đến 20m2 nên chọn điều hòa 12000BTU, dưới 30m2 chọn điều hòa 18000BTU, còn từ 30 đến 40m2 chọn 24000BTU. Nếu gia đình đang có dự tính mua điều hòa cho bé thì cần phải tính toán và lựa chọn thật cẩn thận không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà vẫn giúp bé có thể ngủ ngon trong những ngày hè nắng nóng.
3. Lắp đặt điều hòa ở vị trí phù hợp
Vị trí lắp đặt điều hòa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công suất làm việc của máy. Nếu đặt ở vị trí nóng sẽ khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Do đó, chúng ta nên lắp đặt máy ở những vị trí mát, có bóng râm, hạn chế ánh nắng chiếu vào từ phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà.
4. Tắt điều hòa đúng cách
Thông thường mọi người vẫn chỉ sử dụng nút nguồn trên điều khiển để tắt điều hòa. Tuy nhiên, máy vẫn sẽ tiếp tục tiêu thụ một lượng điện năng mà bạn không hề hay biết.
Để hạn chế lượng điện tiêu thụ này, nên ngắt Aptomat sau khi tắt bằng điều khiển.
5. Bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Vệ sinh máy thường xuyên không chỉ làm sạch nguồn không khí mà còn giúp máy hoạt động tốt hơn, khỏe hơn.
Ảnh minh họa |
Nếu có thời gian, nên làm sạch và thay bộ lọc 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần, liên hệ với nhân viên bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/lần.
6. Hạn chế để máy hoạt động 24/24
Nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc khi nhà đã mát đồng bộ, hãy tắt máy đi. Có thể sử dụng quạt thay thế trong lúc điều hòa nghỉ ngơi, hạn chế việc máy làm việc quá tải.
7. Hạn chế bật/tắt nhiều lần
Việc bật hay tắt máy liên tục sẽ gây phản tác dụng trong việc tiết kiệm điện. Khi bạn tắt, điều hòa cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại.
Vì thế, để tiết kiệm điện năng hiệu quả, chúng ta nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định và hạn chế việc tắt đi bật lại quá nhiều lần.
8. Để nhiệt độ phù hợp
Với thời tiết như ở Việt Nam, mức độ phù hợp sẽ là 25-27 độ. Khi máy làm việc ở mức độ này, cường độ làm việc của máy sẽ giảm, giúp tiết kiệm điện năng hơn.
9. Không nên mua điều hòa giá rẻ
Hiện nay trên thị trường các dòng điều hòa rất đa dạng từ mẫu mã đến giá thành, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc lắp đặt điều hòa. Tuy nhiên, khi lựa chọn điều hòa người dùng cũng cần lưu ý không nên lựa chọn những chiếc điều hòa giá rẻ hoặc đã qua sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe người dùng.
Vào mùa hè, việc sử dụng điều hòa 6-7 tiếng đồng hồ là chuyện bình thường, nếu bạn chọn một chiếc điều hòa rẻ tiền, ít tính năng sẽ khiến hóa đơn tiền điện của gia đình bạn tăng lên chóng mặt, chưa kể đến chi phí sửa chữa.