Nếu được đặt chân lên sao Hỏa thì mọi người không nên bỏ qua 8 điểm đến thú vị dưới đây.
Olympus Mons được đánh giá là một điểm đến thú vị khi du lịch trên sao Hỏa. Đây là ngọn núi lửa khắc nghiệt bậc nhất trong Hệ Mặt trời, nằm trong dãy núi lửa Tharsis, có kích thước tương đương với bang Arizona của Mỹ theo NASA. Olympus Mons cao tới 25.000m, gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest trên Trái đất. Do Olympus Mons được hình thành sau khi dung nham từ từ trườn xuống các sườn núi, nên độ dốc của nó khá thấp nên mọi người hoàn toàn có thể chinh phục ngọn núi này.
Dãy núi lửa Tharsis gồm 12 ngọn núi lửa khổng lồ trải dài trong một khu vực rộng tới 4.000 km. Theo NASA, những ngọn núi lửa này có thể đã phun trào trong khoảng 2 tỷ năm.
Thung lũng Marineris dài khoảng 3.000 km được NASA gợi ý là một điểm đến thú vị trên sao Hỏa. Nó dài hơn gấp 4 lần so với Hẻm núi Grand Canyon, với chiều dài khoảng 800 km.
Giống như Trái đất, sao Hỏa sở hữu 2 vùng băng giá nằm ở hai cực. Theo NASA, nhiệt độ tại hai cực Bắc và Nam của hành tinh đỏ đều rất lạnh, khiến carbon dioxide ngưng tụ trên khí quyển biến thành băng, đọng lại trên bề mặt. Quá trình này bị đảo ngược vào mùa hè, khi carbon dioxide bốc hơi trở lại vào bầu khí quyển. Giới nghiên cứu nhận định sự chuyển động của băng này có ảnh hưởng lớn đến khí hậu trên Sao Hỏa, khi góp phần tạo ra gió và nhiều hiệu ứng khác.
Miệng núi lửa Gale được cho là nơi lưu trữ nhiều bằng chứng về nước nhất trên sao Hỏa. Một phân tích được NASA công bố vào năm 2018 cho rằng những chất hữu cơ được phát hiện ở miệng núi lửa Gale có thể xuất phát từ bên trong những tảng băng có niên đại khoảng 3,5 tỷ năm tuổi.
Medusae Fossae là một trong những địa điểm thú vị nhất trên sao Hỏa. Đây là một mỏ núi lửa khổng lồ có diện tích bằng 1/5 diện tích của toàn nước Mỹ. Tại đây, nhiều tảng đá có hình dạng kỳ lạ, bí làm các nhà khoa học "đau đầu" đi tìm lời giải.
Miệng núi lửa Hale mang những đặc điểm địa chất kỳ lạ được gọi là đường dốc lặp lại (recurring slope lineae - RSL) - xu hướng hình thành trên các mặt của miệng núi lửa. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho hay các điểm mà quang phổ học đã phát hiện ra những dấu hiệu của quá trình hydrat hóa trên miệng núi lửa Hale.
"Cồn cát ma" Noctis Labyrinthus từng tồn tại những cồn cát cao hàng chục mét. Tuy nhiên, về sau, chúng bị ngập trong dung nham hoặc nước khiến phần lớn được bảo tồn và tạo thành những dạng địa chất kỳ lạ trên sao Hỏa như ngày nay.
Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.