Ngoáy mũi là một thói quen thường gặp của nhiều người. Ngoáy mũi có thể do nhiều nguyên nhân như da khô hoặc quá ẩm và ngoáy mũi để giảm bớt sự khó chịu. Một số người có tật xấu này vì buồn chán hoặc do lo lắng. Dị ứng và nhiễm trùng xoang cũng có thể làm chất nhầy trong mũi tăng lên.
Ngoáy mũi có thể đi kèm với căng thẳng hoặc lo lắng và các thói quen khác như cắn hoặc gãi móng tay. Đối với những người bị tình trạng này, ngoáy mũi có thể giúp giảm bớt lo lắng trong một thời gian ngắn. Dưới đây là một số tác hại của việc thường xuyên ngoáy mũi:
Ảnh minh họa |
Gây hại cho vách ngăn mũi
Vách ngăn là một phần xương và sụn phân chia lỗ mũi bên trái và bên phải. Thói quen xấu này này có thể làm hỏng vách ngăn và thậm chí gây ra lỗ thủng.
Nhiễm trùng não
Nếu mũi đang có mụn nhọt mà vô tình ngoáy mũi và làm vỡ mụn này, gây ra sự nhiễm trùng thì có thể gây hại lớn cho sức khỏe của chúng ta, bởi sự nhiễm trùng ở mũi có thể lây lan tới bộ não thông qua đường máu.
Nguyên nhân là do khu vực này chia sẻ chung nguồn cung cấp máu với não, do vậy mọi nhiễm trùng đây đều có nguy cơ lây lan đến não.
Viêm nang lông
Ngoáy mũi thường xuyên sẽ dẫn đến viêm nang lông. Viêm nang lông không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành những mụn mủ khiến cho sự viêm nhiễm đi vào não thông qua đường máu gây nên những nguy hiểm khôn lường cho con người.
Gây mụn trong mũi
Các loại vi khuẩn có trong móng tay cũng có thể khiến cho mũi bị nổi mụn trong nang lông mũi (viêm nang lông) khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu, đau đớn.
Chảy máu cam
Ngoáy mũi nhiều có thể bị chảy máu mũi, tình trạng này thường gặp ở trẻ em. Dùng tay ngoáy mũi sẽ làm tổn thương các mạch máu trong mũi, trầy xước mũi, dẫn đến chảy máu mũi.
Gây viêm hoặc nhiễm trùng
Thói quen ngoáy mũi thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, rất dễ gây nhiễm trùng, gây viêm tiền đình mũi và viêm xương xoang mũi dưới. Viêm có thể lan đến mũi bên trong, hầu họng và hốc mũi. Viêm mũi mãn tính có thể trở thành nguyên nhân của việc khứu giác không nhạy bén sau khi trưởng thành hoặc thậm chí là biến đổi thành ung thư vòm họng.
Khoang mũi chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, nếu bạn dùng tay ngoáy mũi, không đi rửa tay mà sử dụng tay để cầm đồ ăn sẽ có thể gây ra các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, ngón tay đi vào khoang mũi cũng có thể đem vi khuẩn gây bệnh ngược vào trong mũi.
Gây bệnh viêm xoang
Khi ta ngoáy mũi, hàng triệu vi khuẩn trong móng tay sẽ theo vào khoang mũi sau đó di chuyển vào khoang xoang.
Khi gặp điều kiện thích hợp, hệ miễn dịch suy yếu, các vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng và dẫn đến căn bệnh viêm xoang.
Làm thế nào để bỏ thói quen ngoáy mũi?
Ngoáy mũi dẫn đến nhiều tác hại như nhiễm trùng, chảy máu vì thế loại bỏ thói quen này là điều cần thiết. Bạn có thể thực hiện các phương pháp dưới đây:
Sử dụng nước muối sinh lý để xịt mũi
Việc hốc mũi bị khô có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và làm chúng ta không tự chủ được mà ngoáy mũi. Để cải thiện tình trạng này, có thể xịt mũi bằng nước muối sinh lý để tăng cường độ ẩm. Đồng thời, nếu không khí trong phòng quá khô, nên trang bị một chiếc máy tăng độ ẩm.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các tác nhân gây dị ứng trong hốc mũi có thể gây kích ứng và khiến chất nhầy được tiết ra nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nước muối sinh lý, vì nó có thể bào mòn và làm mất đi lớp bảo vệ niêm mạc tự nhiên. Từ đó, khiến mũi dễ kích ứng hơn, tăng nguy cơ khô mũi, viêm nhiễm.
Tìm cách giải tỏa căng thẳng khác để thay thế
Một số người khi buồn chán, căng thẳng sẽ có thói quen móc mũi. Để loại bỏ thói quen này, bạn phải có cách giải tỏa căng thẳng khác để thay thế. Chẳng hạn, bạn có thể đọc sách, nghe những bài nhạc nhẹ, tập luyện hít thở sâu, đi bộ, ăn một món ăn mà bạn thích,...