7 nhóm giải pháp phục hồi thị trường lao động

Để phục nhu cầu thiếu hụt lao động sẽ diễn bắt đầu từ tháng 1/2022, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề ra 7 nhóm giải pháp hỗ trợ, thu hút lao động với những cơ chế, tập trung vào các vấn đề lớn

Thiếu lao động từ quý I, quý II/2022

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ - TB&XH Lê Văn Thanh, từ đầu năm 2021, COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục triệu lao động.

Trong quý 3, đã có 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm.

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh, với 4,59% lao động vùng Đông Nam bộ có và 44,7% lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngừng việc, giãn việc, nghỉ việc.

Dịch bệnh khiến khoảng 1,3 triệu lao động từ TP. HCMvà các tỉnh trọng điểm phía nam về các địa phương (riêng TP. HCM có 292.000 lao động về quê).

Hệ quả, hiện đang xuất hiện tình trạng thiếu lao động cục bộ tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm, tuy nhiên tình trạng thiếu hụt chưa nhiều do các doanh nghiệp chưa trở lại hoạt động đủ, chỉ cần 50-60% lượng lao động so với bình thường.

Tuy nhiên, Bộ LĐ - TB&XH dự báo, khoảng tháng 1/2022, thời điểm doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ tết, nhu cầu lao động sẽ tăng, và sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động.

Tình trạng thiếu hụt này sẽ rõ ràng vào cuối quý 1 và quý 2/2022 khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại với công suất cao.

Dự kiến trong năm 2022, số lao động có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 người - Thứ trưởng Lê Văn Thanh dự báo.

Liên quan đến hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng từ dịch Covid - 19, Bộ LĐ - TB&XH cho biết đã chi 27.240 tỷ đồng, hỗ trợ cho 27,62 triệu lượt đối tượng. Trong đó có 3 nhóm chính sách chính: nhóm bảo hiểm đã hỗ trợ 5.380 tỷ đồng cho 375.809 đơn vị sử dụng lao động, 11,389 triệu người lao động; chính sách hỗ trợ bằng tiền, đã hỗ trợ cho hơn 15,64 triệu đối tượng với tổng kinh phí là 21.110 tỷ đồng, trên 13,35 triệu người lao động tự do, đối tượng đặc thù khác được hỗ trợ trên 17.140 tỷ đồng; nhóm chính sách cho vay vốn đã giải ngân 479,5 tỷ đồng, hỗ trợ cho 1.449 doanh nghiệp để trả lương cho 209.280 lượt người lao động.

7 nhóm giải pháp phục hồi thị trường lao động

Trong khi đó, ghi nhận hiện nay cho thấy nguồn cung lao động đang bị suy giảm.

Trong quý 3/2021, lực lượng lao động có 49,1 triệu lượt người, giảm 22 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2020. Lao động có việc làm là 47,2 triệu người, giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020.

Về cơ cấu việc làm và chuyển dịch bị đảo chiều. Tiền lương thu nhập giảm, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao...

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, dịch Covid - 19 cũng mở ra nhiều cơ hội để ngành lao động có cơ hội điều chỉnh phân bổ lại lực lượng giữa các vùng và ngành kinh tế, góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh...

Để phục hồi thị trường lao động, Bộ LĐ - TB&XH đã đề ra 7 nhóm giải pháp kèm theo những cơ chế, tập trung vào các vấn đề lớn.

Cụ thể gồm các Hỗ trợ trực tiếp người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh; hỗ trợ kết nối cung cầu lao động; hoàn thiện bền vững thị trường lao động; bảo đảm điều kiện về nơi sinh sống cho người lao động; xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa, tiến bộ.

Nguồn kinh phí thực hiện chương trình này hiện đang trình Chính phủ xem xét. Tuy nhiên ông Thanh cho rằng, ngoài ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương và nguồn vốn xã hội hóa rất qua trọng cho chương trình. Nếu làm tốt chương trình này, sẽ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và bền vững”, ông Thanh nói.

Theo Đời sống
back to top