<p style="text-align: justify;">1. Không có biểu đồ hoặc nhật ký tập luyện. Ghi biểu đồ hoặc nhật ký tập luyện sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến trình tập luyện và thời điểm nên tăng mức độ tập.</p> <p style="text-align: justify;">2. Không ghi các mục tiêu. Nghiên cứu cho thấy những người đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn dễ đạt được mục tiêu hơn.</p> <p style="text-align: justify;">3. Tập nhiều ngày liên tiếp trên cùng một nhóm cơ. Việc này sẽ cản trở quá trình hồi phục và phát triển. Bạn hãy cách 1 tới 2 ngày trước khi tập luyện trên cùng một nhóm cơ.</p> <p style="text-align: justify;">4. Nhịn thở. Thở đúng cách cũng quan trọng như hình thức tập luyện phù hợp. Thở ra khi bạn nâng lên và hít vào khi bạn hạ xuống.</p> <p style="text-align: justify;">5. Không nạp đủ protein. Để giảm cân và làm săn chắc cơ, kế hoạch tập luyện của bạn nên bao gồm cả các bài tập cardio và tập thể lực, kết hợp với chế độ ăn nhiều protein. Nạp đủ lượng protein giúp tăng hiệu quả tập luyện, giảm mỡ mà không làm mất cơ.</p> <p style="text-align: justify;">6. Bị sao nhãng trong khi tập luyện. Đọc hoặc xem một chương trình tivi thực sự có thể làm chậm tốc độ tập luyện.</p> <p style="text-align: justify;">7. Phớt lờ những bài tập thăng bằng và tăng độ dẻo dai. Cả hai dạng tập luyện này đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>BS P.Liên</strong></p> <p style="text-align: justify;">(<i>Theo HD</i>)</p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>