6 xu hướng Fintech sẽ “trỗi dậy” trong năm 2022

Chuyên gia công nghệ dự báo, trong những xu hướng Fintech hàng đầu được dự báo trong năm 2022 thì ngành công nghệ tài chính có những biến đổi khi thế giới đang dần quen với nhịp sống bình thường mới hậu Covid-19.
fitech4.jpg

Fintech (Financial technology) là công nghệ mới và đổi mới nhằm cạnh tranh với các công cụ tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Chẳng hạn, việc sử dụng điện thoại thông minh cho dịch vụ ngân hàng di động, hay tiền mã hóa… là những ví dụ làm cho các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn với công chúng. Kết thúc năm 2021, Fintech nhận được hơn 130 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 20% tổng nguồn vốn đầu tư năm 2021. Sang năm 2022, Fintech tiếp tục sôi động với nhiều dự báo mang tính tích cực.

Theo dự báo của Tạp chí Forbes, Crowdfund Insider và các trang thông tin hàng đầu liên quan đến các công nghệ tài chính của Mỹ, 6 xu hướng Fintech dưới đây sẽ trỗi dậy trong năm 2022.

Blockchain

Các tổ chức tài chính cũng bị thu hút bởi khả năng bảo mật chưa từng có của blockchain đặc biệt về vấn đề quản lý danh tính được cung cấp cho cả hai bên của giao dịch. Ngoài ra, blockchain cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều để chống lại tình trạng gian lận. Những lợi ích của blockchain và sự phát triển của tiền điện tử cũng có thể dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về blockchain-as-a-service (BaaS) khi các công ty tìm kiếm những cách thức sáng tạo để số hóa và hợp lý hóa tất cả các lĩnh vực hoạt động của họ.

Năm 2022 được dự báo là mốc thời gian đánh dấu công nghệ blockchain và Web 3 trở nên an toàn và dễ tiếp cận hơn. Theo khảo sát về blockchain toàn cầu năm 2021 của Deloitte, 76% giám đốc điều hành tin tài sản số sẽ là giải pháp thay thế mạnh mẽ hoặc thay thế hoàn toàn cho các loại tiền tệ fiat trong vòng 5 - 10 năm tới.

DeFi, dạng thanh toán ngang hàng mới nổi

DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở), trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Nói dễ hiểu hơn, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên nền tài chính mở, mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân hay tổ chức tập trung quyền lực.

Năm 2022, DeFi sẽ nổi lên là một dạng thanh toán ngang hàng (P2P) mới được hỗ trợ bằng tài sản - giá trị ròng trong ví. Các khái niệm như lãi suất không tồn tại trong không gian tiền điện tử, tất cả đều được thúc đẩy bởi nhu cầu và các nền tảng có thể đặt mức phí của chúng. Không có cơ quan chính phủ nào có đầu mối về cách điều chỉnh hoạt động cho vay bằng tiền độc quyền Fiat money. DeFi sẽ nổi lên mang tính cách mạng và được dự báo, tất cả các khoản cho vay sẽ được thực hiện trên blockchain và không thể áp đặt các quy định thu như lãi suất, và các khoản phụ phí khác.

BNPL sẽ ngày càng sôi động

BNPL (Buy now pay later - Ứng dụng mua trước trả sau) sẽ sôi động và từng bước tiếp quản thế giới, đe dọa tất cả các khía cạnh của cho vay truyền thống. 72% người dùng các ứng dụng BNPL cho biết, việc sử dụng các dịch vụ này khiến điểm tín dụng của họ giảm xuống. Sức hấp dẫn lớn nhất đối với thị trường BNPL đến từ người dùng thế hệ trẻ và Gene Z. Sự gia tăng phổ biến của loại hình mua trước trả sau cùng với những tác động tài chính trong đại dịch có thể khiến ngành công nghiệp BNPL tích lũy được 680 tỷ USD giao dịch vào năm 2025.

BNPL sẽ có sức lan tỏa lớn đến mức bất kỳ thứ gì có giá trị sẽ được thanh toán theo hình thức trả góp. Năng lượng, Giáo dục, Y tế và bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào khác sẽ được trả góp bằng hình thức này.

bnpl.jpg
Ảnh minh họa.

Thương mại điện tử xuyên biên giới

Đại dịch tạo ra những thay đổi lớn vào năm 2021 và những tác động đó còn kéo dài đến năm 2022. Một nghiên cứu gần đây của Accenture cho thấy, tổng luồng thanh toán xuyên biên giới trên toàn thế giới đang tăng khoảng 5% mỗi năm và dự kiến đạt 156 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử do tác động của đại dịch, các giao dịch quốc tế mang lại tiềm năng tăng trưởng to lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trước đây chỉ phục vụ thị trường trong nước. Dù có đặt hàng từ đâu, người tiêu dùng vẫn hy vọng một giải pháp thanh toán dễ dàng và đơn giản. Nhu cầu này mang lại cho các doanh nghiệp lợi thế lớn đồng thời cũng làm giảm nguy cơ thất bại trong thanh toán. Khi xu hướng này trở nên phổ biến, người tiêu dùng có thể mong đợi khả năng thanh toán theo thời gian thực vào năm 2022.

Metaverse (vũ trụ ảo)

Trong năm 2022, theo dự báo, những người giàu có và quyền lực sẽ đổ tiền cạnh tranh mua tất cả các tuyến đường chính trong Metaverse hoặc Omniverse. Đây là những bất động sản kỹ thuật số (như tên miền của những năm 90 và 00) do Công nghệ lớn (Big Tech) tạo ra để kết hợp thực tế ảo, thực tế tăng cường vào cuộc sống của con người. Cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt nếu không có các thiết bị thực tế ảo. Chúng ta có thể chứng kiến Metaverse sẽ tạo thêm sự cách biệt và bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo trên thế giới.

Nội chiến tiền điện tử và sự chuyển giao lớn về tài sản

Nội chiến tiền điện tử diễn ra sẽ có kẻ thắng người thua, sự thống trị của các đồng tiền lớn như Bitcoin và các giao thức như Ethereum sẽ nhanh chóng phai nhạt khi chiến tranh tiền điện tử xuất hiện. Sẽ có các cửa hàng giá trị khác như NFT và không gian trong Metaverse nhanh chóng vượt qua bất kỳ thứ gì có trên thị trường. Dự báo sẽ có một cuộc chiến giữa tập trung và phân quyền. Nó sẽ thuộc về những người kiểm soát các cơ sở hạ tầng cơ bản như vệ tinh và lưới điện.

Ai đang kiếm được hàng tấn tiền từ NFT, Crypto và Blockchain? Rất có thể là giới trẻ. Ai là người mất tất cả? rất có thể là phần còn lại trong số chúng ta. Nhờ các công nghệ mới, những người trẻ tuổi tìm hiểu nó trước tiên và những người còn lại trong số chúng ta có thể phải trả phí cầu đường mới có thứ mình cần. Điều đơn giản, những người trẻ là nhóm đầy hoài bão, tài năng và luôn vượt qua ranh giới này. Dự báo ngay trong năm 2022, thế giới sẽ xuất hiện thêm nhiều Bezos, Mus... và “Câu lạc bộ tỷ phú Web3” sẽ ra đời sớm hơn so với những gì thế giới dự báo.

Theo Đời sống
back to top