Những thói quen dưới đây hay xuất hiện trong mùa đông tưởng như vô hại nhưng thực chất đang bào mòn sức khỏe, gây ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
1. Ăn uống không kiểm soát
Ăn uống không kiểm soát là “thủ phạm” gây tăng cân mùa đông.
Mùa đông, chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn để giữ ấm cơ thể. Chính thói quen ăn uống không kiểm soát là “thủ phạm” gây tăng cân, đẩy bạn đến gần với nguy cơ béo phì hay bệnh tim mạch trong thời gian dài.
Ngoài ra, việc không kiềm chế được thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo không đủ chất xơ từ trái cây, rau quả có thể gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Hãy nghiêm khắc với bản thân, chọn những loại thực phẩm thực sự lành mạnh cho sức khỏe trong mùa Đông để cơ thể khỏe mạnh.
2. Lười tập thể dục
Thời tiết giá lạnh thường khiến con người mất tinh thần tập thể dục, lười vận động.
Thời tiết giá lạnh của mùa đông thường khiến bạn mất tinh thần tập thể dục, trở nên lười vận động. Hành động này sẽ dọn đường để béo phì và các căn bệnh khác tiến đến gần bạn hơn trong tương lai.
Hơn nữa, cơ thể sẽ nhanh đói hơn nên muốn tiêu thụ nhiều đồ ăn khiến cân nặng tăng lên mất kiểm soát, gây ảnh hưởng sức khỏe nhất là vóc dáng.
Hãy cố gắng đi bộ ngoài trời hoặc chạy trên máy ít nhất 20 phút một ngày, giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn để chống lại bệnh cúm và cảm lạnh.
3. Uống quá ít nước
Mùa đông thường lười uống nước khiến lượng nước tiêu thụ vào cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng.
Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tất cả các chức năng cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên kể cả trong những ngày đông. Ngoài ra, nước góp phần kiểm soát cân nặng vì chúng làm suy yếu các tác nhân kích thích thèm ăn, giúp giảm sự tích tụ chất béo.
Các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô da, xỉn màu, nứt nẻ môi trong mùa đông.
Hãy uống nước thật từ từ và nên uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng để cung cấp lượng nước thiếu hụt cho cơ thể sau một đêm.
4. Ngủ nướng
Ngủ nướng khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn gây hại sức khỏe.
Chúng ta thường đổ lỗi cho thời tiết khắc nghiệt, lạnh buốt nên có xu hướng đi ngủ sớm hơn thường lệ và thức dậy rất muộn vào sáng hôm sau.
Việc ngủ nướng ảnh hưởng đến giờ giấc và chế độ sinh hoạt trong ngày khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, giảm trí nhớ và trầm cảm.
Hãy giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp cơ thể sống khỏe mạnh, hạnh phúc và lâu hơn, đồng thời tránh các bệnh nghiêm trọng khác.
5. Tắm nước nóng quá lâu
Thói quen tắm quá lâu vào mùa đông khiến bạn cảm thấy thư giãn, tràn đầy sức sống sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết thói quen này gây tổn thương lớp biểu bì của da, làm da mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi dễ gây bệnh về da. Bên cạnh đó, khi da bị khô, tiết nhiều dầu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây mụn.
Thời gian tắm tối ưu là dưới 10 phút. Hãy tắm nhanh và chỉ để nước ấm, đủ cho cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, giúp cho làn da tươi sáng, khỏe mạnh trong mùa đông.
6. Rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng – BV Da liễu Trung ương: Rất nhiều người Việt mắc sai lầm khi rửa mặt. Vào mùa lạnh, nếu rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến làn da bị ‘sốc nhiệt’, gây kích ứng, làm vỡ mao mạch khiến làn da mất đi độ ẩm cần thiết, bị khô, ngứa, rát, mọc mụn. Cách tốt nhất nên sử dụng nước ấm để rửa mặt.
Ảnh minh họa: Internet