Không lau khô lòng nồi
Nước rớt xuống mâm điện là 1 trong những nguyên nhân gây tổn hại đến rơ le nhiệt của nồi cơm điện. Thậm chí có thể gây cháy xém hay làm đen thành nồi và mâm nhiệt đáy dẫn đến dễ hư hỏng sản phẩm, làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Ảnh minh họa |
Mặt khác, lòng nồi còn dính nước sẽ rất dễ gây chập cháy, rò rỉ điện, giảm đi độ bền của nồi. Do vậy, hãy chuẩn bị riêng cho nồi cơm điện 1 chiếc khăn khô, treo ở vị trí thuận tiện dễ lấy. Mỗi lần nấu cơm, hãy nhớ lau khô mặt ngoài của lòng nồi cơm điện để cho nồi cơm nhà mình được bền và an toàn.
Đun nóng dầu trong nồi cơm điện
Nhiệt độ tối đa của dầu có thể lên tới 300 độ C , vật liệu teflon sẽ biến tính và thải ra các chất độc hại khi nhiệt độ trên 260 độ C. Vì vậy, cần tránh sử dụng nồi cơm điện để đựng dầu nóng trong sinh hoạt.
Hâm nóng cơm cũ
Nhiều người có thói quen lấy cơm nguội trong tủ lạnh cho vào nồi cơm điện, thêm một ít nước và bật nút nấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm này không được khuyến khích bởi vì việc hâm cơm nguội chung với nước sẽ sinh ra phản ứng, khi ăn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Có thể sử dụng lò vi sóng để hâm cơm hoặc dùng cơm nguội để làm các món cơm chiên cũng rất ngon mà lại an toàn cho sức khỏe.
Dùng vật sắc nhọn gây xước nồi cơm
Khi xới cơm, nhiều người thường khá thoải mái và tiện tay với lấy một thứ gì đó thay vì chiếc muôi xới đi theo bộ nồi. Đó có thể là đũa, muôi kim loại múc canh hay là xẻng cán dài... Những thứ này có thể làm bong tróc lớp tráng nồi, đặc biệt nếu cạnh bên của nó sắc nhọn.
Tương tự như vậy, khi rửa nồi cơm nên tránh sử dụng những miếng giẻ sắt để cọ đáy nồi nếu không muốn làm xước lớp phủ.
Vo gạo trong lòng nồi
Để tăng tính tiện dụng, nhiều người có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và nghĩ rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính thì đây không phải là cách làm đúng.
Ảnh minh họa |
Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, bong tróc. Các nhà khoa học Đan Mạch chỉ ra rằng, phần lớp chống dính này khi bị đun nóng trên 230 oC, xâm nhập vào máu có thể dẫn đến sự hình thành của tế bào ung thư.
Vệ sinh khi lòng nồi còn nóng
Đôi khi dùng hết cơm xong, lòng nồi còn nóng, nhiều người đã vô ý ngâm chúng vào nước.
Việc làm này sẽ gây tổn hại với những nồi có chống dính vì gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dễ làm hư hại và bong tróc lớp chống dính bề mặt nồi. Khi đó nồi cơm điện nấu ăn sẽ không còn an toàn nữa