6 cách khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả

Chảy máu chân răng là triệu chứng của một trong những bệnh răng miệng, viêm nha chu, viêm nướu. Đôi khi, đây cũng là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu dinh dưỡng,....

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu… hoặc cũng có thể là các vấn đề về sức khỏe khác.

Đôi khi chảy máu chân răng chỉ đơn thuần do các nguyên nhân như: Sự thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng vì cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin C, K cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở chân răng.

Ở phái nữ, khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, hoặc mang thai, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng chảy máu ở chân răng.

Khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra triệu chứng xuất huyết ở da, răng, chảy máu cam… thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, đôi khi chảy máu chân răng còn có thể do nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư miệng: Bệnh gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng…

Hoặc các bệnh lý khác như: Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú… một số bệnh lý khác có thể gây chảy máu ở răng.

Làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên

Thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm cũng có thể làm giảm vi khuẩn gây viêm nưới và cầm máu: Pha một nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây, 3-4 lần một ngày.

Ăn các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K

Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng.

Ngoài ra, có thể uống bổ sung vitamin K cũng có thể làm giảm chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.

Cần vệ sinh răng miệng tốt

Chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc đầu tiên cần làm để kiểm soát chảy máu chân răng. Nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để không gây tổn thương cho nướu.

Ngoài đánh răng, có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm pha loãng để sát trùng giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng.

Đồng thời cần đi khám nha sĩ 6 tháng/ lần để lấy cao răng, loại bỏ mảng bám giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu và điều trị tình trạng sâu răng (nếu có).

Uống trà xanh

Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.

Tránh hút thuốc

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng. Hút thuốc gây hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn bám vào nướu một cách tự nhiên. Một khi nướu bị tổn thương, hút thuốc sẽ khiến cơ thể khó chữa lành các mô hơn. Bỏ hút thuốc có lợi cho toàn bộ cơ thể, cải thiện đáng kể sức khỏe răng, miệng và nướu.

Sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách

Nếu nướu nhạy cảm, bạn nên chọn bàn chải đánh răng được dán nhãn là siêu mềm hoặc dùng cho răng nhạy cảm. Bàn chải đánh răng cứng hoặc quá thô sẽ gây chảy máu nướu. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm trong 2 phút, lặp lại 2 lần 1 ngày. Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn.

Theo Đời sống
back to top