“5C” giúp giám sát, sàng lọc nguy cơ mắc Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 25/5, Bệnh viện Thống Nhất - Bộ Y tế phối hợp cùng Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM, tổ chức hội thảo “Giải pháp công nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI kiểm soát đồng thời nhóm người tại khu vực cách ly, bệnh viện, khu công nghiệp, cửa khẩu, khu tập trung đông người trong phòng chống dịch Covid-19”.
PGS.TS.BS Phạm Xuân Đà, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM đang chia sẻ thông tin tại Hội thảo.

PGS.TS.BS Phạm Xuân Đà, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM đang chia sẻ thông tin tại Hội thảo.

“5C” đảm bảo tính bảo mật, tôn trọng quyền riêng tư

Theo PGS.TS.BS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, giải pháp công nghệ IoT kết hợp AI trong kiểm soát nhóm người có nguy cơ trong đám đông, tập trung đông người như khu cách ly, khu công nghiệp, bệnh viện…  rất quan trọng.

Mặc dù văcxin đã được sản xuất và cũng đã bắt đầu che phủ được một số đông, nhưng nó không thể đảm bảo cho chúng ta phòng chống dịch và cách toàn diện. Chúng ta cần phải kết hợp giữa miễn dịch cộng đồng do văcxin với các giải pháp trong tầm soát sàng lọc phân luồng cách ly, phòng chống dịch một cách tốt hơn.

Kiot giám sát thân nhiệt, nhận diện khuôn mặt của nhóm nghiên cứu giải pháp Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM.

Kiot giám sát thân nhiệt, nhận diện khuôn mặt của nhóm nghiên cứu giải pháp Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM. 

Nghiên cứu này là khởi đầu của một cái chuỗi nghiên cứu để sau này ngoài phòng chống dịch Covid-19, chúng ta còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong y khoa. Điều khiến PGS.TS.BS Lê Đình Thanh tâm đắc nhất ở đề tài nghiên cứu là “5C”. Bao gồm: CÓ THỂ giám sát nhiệt độ một cách chính xác, giám sát trong đám đông mà không cần tiếp xúc gần với bệnh nhân.

CÓ khả năng kiểm soát nhận diện khuôn mặt. Điều này phù hợp với chủ trương của chúng ta hiện nay tức là giảm thiểu cách ly tập trung, tăng cường cách ly tại nhà và kiểm soát trong đám đông. Qua đó, duy trì các hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế vừa cách ly bệnh nhân một cách hiệu quả, góp phần “bình thường hóa” các hoạt động kinh tế, xã hội, phát triển kinh tế và an sinh an toàn xã hội.

Chữ “C” thứ ba là CÓ hiệu quả đối với khu vực cách ly tập trung giúp chúng ta có thể kiểm soát được nhiệt độ của những đối tượng cần theo dõi một cách hiệu quả, chính xác. “C” thứ tư là CÓ ý nghĩa trong tuyên truyền giáo dục việc tự giác chấp hành việc giãn cách, cách ly của việc di chuyển một cách phù hợp. Chữ “C” thứ năm là CÓ giá trị trong kinh tế. Giải pháp giúp tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm tài chính và mọi nguồn lực cho phòng chống dịch.

Ngoài ra, giải pháp công nghệ này còn đảm bảo tính bảo mật tôn trọng quyền riêng tư theo đúng quy định của pháp luật vì nhận dạng khuôn mặt đã được mã hóa.

Cần những giải pháp sàng lọc nguy cơ lâu dài

Trước tình hình biến chủng Covid-19 lây lan với tốc độ nhanh chóng và ngày càng phức tạp. Đại đa số nơi như khu cách ly, tập trung đông người vẫn phải đo nhiệt hàng ngày thủ công, công suất thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo. Nhiều nơi chưa ứng dụng công nghệ cao hiệu quả trong giám sát và kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh, để đảm bảo cho đội ngũ chuyên môn nhanh chóng cập nhật và xử lý kịp thời tình hình thực tế số người có nguy cơ nhiễm Covid-19.

Các khu công nghiệp, siêu thị, bệnh viện, khu cách ly… có thể triển khai giải pháp dạng 1 Kios đo nhiệt độ với độ chính xác cao, kết nối IoT để báo cáo theo thời gian thực.

Các khu công nghiệp, siêu thị, bệnh viện, khu cách ly… có thể triển khai giải pháp dạng 1 Kios đo nhiệt độ với độ chính xác cao, kết nối IoT để báo cáo theo thời gian thực.

Để chung tay đóng góp trong công cuộc ngăn ngừa đại dịch Covid 19 lây lan, nhóm nghiên cứu Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM đã ứng dụng công nghệ AI và IoT xây dựng hệ thống hoàn chỉnh nhằm sàng lọc, theo dõi, giám sát nhóm người có nguy cơ nhiễm Covid-19 đạt độ chính xác giám sát thân nhiệt cao, từ 0,2 - 0,3°C.

PGS.TS.BS Phạm Xuân Đà, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM chia sẻ, các khu công nghiệp, siêu thị, bệnh viện, khu cách ly… có thể triển khai giải pháp dạng 1 Kios đo nhiệt độ với độ chính xác cao, kết nối IoT để báo cáo theo thời gian thực. Modul phần mềm kết nối kios/camera đo nhiệt độ với máy chủ để phân tích và nhận dạng người đo. Nếu người đo bị sốt, ngay lập tức cảnh báo tại chỗ đồng thời nhắn tin qua SMS/zalo đến bộ phận liên quan.

Ngoài ra, với giải pháp này, nhóm nghiên cứu có thể triển khai giải pháp phân tích thống kê số người bị sốt ở các khu vực đông người. Phần mềm tích hợp AI và IoT có thể phân tích và báo cáo tình hình người thường xuyên qua lại tại các khu cách ly/khu tập trung đông người theo thời gian thực, tương ứng đưa ra các phân tích thống kê dịch tễ cảnh báo các khu vực bất thường và có nguy cơ đã có người nhiễm Covid-19 lọt ra cộng đồng theo cài đặt.

Tất cả biện pháp giám sát, chẩn đoán sớm cần toàn diện và bền vững, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao để khống chế hiệu quả bệnh dịch. (Ảnh minh họa)

Tất cả biện pháp giám sát, chẩn đoán sớm cần toàn diện và bền vững, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao để khống chế hiệu quả bệnh dịch. (Ảnh minh họa)

Ngoài báo cáo diễn biến bao nhiêu người bị sốt trong ngày tại khu vực nào, báo cáo diễn biến tình hình đo nhiệt theo tháng/năm tại từng địa điểm, giải pháp còn hoạt động như một phần phềm AI điểm danh và đồng thời đo nhiệt toàn bộ nhân viên như: nhận dạng khuôn mặt, báo cáo đích danh tình trạng nhân viên ngay tức thời qua SMS/zalo cho lực lượng bảo vệ /bộ phận quản lý.

Một nhược điểm của giải pháp này là vẫn còn hạn chế đối với những người mang khẩu trang. Tuy nhiên, việc kiểm soát thân nhiệt trong đám đông, đưa ra các phân tích số liệu, chẩn đoán sớm trong cộng đồng là lợi thế. 

Theo VietnamDaily
back to top