Theo phản ánh, thời gian qua, các cuộc gọi rác, tin nhắn rác giả danh cơ quan chức năng, doanh nghiệp gọi điện, nhắn tin cho người dân để đe dọa, dụ dỗ vẫn còn diễn ra với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong nhân dân.
Theo số liệu của Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, trung bình mỗi tháng, các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Trên cơ sở phản ánh, Bộ TT-TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kết nối, xác thực thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Kết quả xử lý 17 triệu thuê bao có thông tin không khớp và 10 triệu thuê bao thuộc tập sử dụng 1 giấy tờ tùy thân để đứng tên hơn 10 Sim, góp phần ngăn chặn tính trạng phát tán cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác.
50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, dấu hiệu lừa đảo bị chặn mỗi tháng |
Bên cạnh đó, mỗi tháng các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Ngày 24/11/2023, Luật Viễn thông (sửa đổi) đã được thông qua có quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các Sim thông tin không chính xác; nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được dùng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký.
Bộ cũng đã tham mưu trình Chính phủ việc ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực viễn thông số tiền có thể lên tới 100 triệu đồng nếu vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao hoặc có thể đình chỉ phát triển thuê bao mới từ 1 tới 12 tháng.
Bên cạnh đó, vận hành hệ thống hỗ trợ tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số tiếp nhận 5656, 156 và website: thongbaorac.ais.gov.vn; Tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo.
Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo các nhà mạng khóa 2 chiều và thu hồi Sim đã kích hoạt sẵn đang tồn kênh.
Bộ cùng phối hợp với Bộ Công an đề nghị người dân có trách nhiệm cung cấp số thuê bao di động của bản thân vào cơ sở dữ liệu dân cư; phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an để có biện pháp xử lý nghiêm hành các hành vi vi phạm có liên quan.
Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về các cuộc gọi lừa đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng.