5 tư thế tập yoga tốt cho người tiểu đường

Yoga giúp người bệnh giảm huyết áp, điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng.

Theo chuyên gia sức khỏe, người ít tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp ba lần và khả năng phát triển bệnh mạch vành tăng 2,4 lần so với người tập thể dục đều đặn. Có nhiều môn thể thao cho người tiểu đường lựa chọn, trong đó yoga giúp cân bằng sức khỏe, tăng tính dẻo dai, sức đề kháng, giảm stress, cải thiện tâm trí và cảm xúc.

Dưới đây là một số tư thế yoga dễ thực hiện, người bệnh tiểu đường có thể tập mỗi ngày để góp phần kiểm soát đường huyết:

Chào mặt trời

Tư thế chào mặt trời là một trong những tư thế tốt cho người bệnh tiểu đường giúp tăng nhịp tim, kéo dài toàn bộ cơ thể, cải thiện lượng đường trong máu, lưu thông máu tốt hơn, kiểm soát insulin.

Cách thực hiện

Đứng thẳng, giữ cơ bụng hóp lại, chắp 2 tay lại với nhau, hít vào trong khi giơ tay và duỗi tay ra phía sau. Thở ra và đi về phía trước, kéo căng cột sống, từ từ đi xuống hết cỡ. Sau đó, nhìn xuống, thư giãn cổ.

Hít vào, đưa chân phải ra sau, đặt đầu gối phải trên sàn, đầu gối trái ở góc 90°, lòng bàn tay nằm trên sàn. Nhìn thẳng bằng đầu, giữ hơi thở từ vị trí này và đưa chân trái trở lại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giữ cơ thể trên một đường thẳng, thở ra, hạ đầu gối xuống, hạ ngực và cằm xuống. Từ từ hạ hông xuống. Hít vào, từ từ nâng phần thân trên lên, ngẩng đầu lên, sau đó thở ra. Đưa cơ thể vào tư thế chữ V ngược, gót chân, lòng bàn tay đặt trên sàn, sau đó cố gắng kéo dài cột sống.

Đưa chân phải về phía trước trong khi hít vào, chân trái đưa về phía trước cơ thể, thở ra.

Cúi người xuống, chạm vào ngón chân, sau đó đặt lòng bàn tay xuống sàn, duỗi thẳng. Hít vào, giơ 2 tay lên, duỗi thẳng lưng, thở ra, chắp 2 tay lại với nhau.

Lặp lại các động tác tương tự với bên trái từ 4 – 8 vòng.

Gập chân duỗi thắt lưng

Động tác nằm xoay người chủ yếu nhấn mạnh xoa bóp các cơ quan nội tạng, cải thiện tiêu hóa, giúp giảm lượng đường trong máu.

Cách thực hiện

Nằm ngửa, duỗi thẳng cánh tay sang 1 bên sao cho lòng bàn tay úp xuống.

Đưa đầu gối trái lên ngang ngực, uốn cong sang bên phải, cố gắng đưa đầu gối ngang hông. Giữ tư thế này khoảng 30 giây rồi thực hiện tương tự với bên đối diện.

Tư thế chó úp mặt

Tư thế chó úp mặt giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, cải thiện bệnh hen suyễn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách thực hiện

Nằm sấp, giữ thẳng chân.

Giữ cẳng tay vuông góc với sàn, đặt cánh tay trên sàn bên cạnh lồng ngực.

Dùng lực cánh tay để nâng cơ thể lên.

Tạo lực ép lên bàn chân, độ săn chắc ở hông, nhìn thẳng.

Giữ tư thế này từ 30 – 40 giây với hơi thở bình thường.

Xoắn cột sống

Tư thế xoắn cột sống giúp kích thích các cơ quan vùng bụng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm đau và cứng ở cột sống, lưng, hông.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách thực hiện

Nằm ngửa, đưa đầu gối vào ngực, giơ cánh tay sang 2 bên (lòng bàn tay úp xuống).

Đưa đầu gối qua bên trái.

Để 2 đầu gối sát nhau, ngang hông (có thể dùng tay trái ấn nhẹ lên đầu gối).

Giữ tư thế này ít nhất 30 giây rồi thực hiện bên còn lại.

Tư thế gác chân lên tường

Tư thế có tác dụng thư giãn tâm trí và cải thiện lưu thông máu. Với người bệnh tiểu đường, tư thế này có thể cải thiện hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách giúp ổn định lượng đường trong máu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách thực hiện

Lựa chọn vị trí sát cạnh tường và nằm xuống. Cố gắng điều chỉnh tư thế vuông góc với tường.

Giữ hai chân và mông áp chặt vào tường, hai tay để xuôi dọc theo thân. Nếu không có thảm, người tập có thể kê gối dưới lưng.

Nhắm mắt và hít thở đều đặn trong khoảng 10-15 phút.

Lưu ý khi hạ chân xuống cần co chân và gập đầu gối nhẹ nhàng. Từ từ cong người và đầu theo tư thế ôm chặt đầu gối. Sau đó thả lỏng cơ thể và nghỉ vài giây trước khi ngồi dậy.

Theo Đời sống
back to top