Cà rốt
Một nghiên cứu từ Đại học Arkansas (Mỹ) cho thấy cà rốt nấu chín có hàm lượng beta-carotene cao hơn. Beta-caroten thuộc nhóm các chất chống oxy hóa caroten, giúp trái cây và rau củ có màu đỏ, vàng và cam. Cơ thể có thể chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A.
Ảnh minh họa |
Vitamin A rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch và thị lực, theo một nghiên cứu được công bố trên National Library of Medicine.
Cà chua
Cà chua tươi mọng nước và có vị mát tự nhiên, thường được ăn kèm với nhiều món. Cà chua nấu chín sẽ giải phóng lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư và đau tim.
Ảnh minh họa |
Mặc dù cà chua nấu chín sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C nhưng bù lại là tăng một lượng lycopene. Vì vậy, đây là một sự đánh đổi xứng đáng.
Rau chân vịt
Rau chân vịt chứa lượng lớn chất sắt cũng như folat – một vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của các tế bào.
Ảnh minh họa |
Khi nấu chín lượng rau chân vịt co lại rất nhiều, do đó sẽ ăn được nhiều hơn, đồng thời dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.
Măng tây
Ảnh minh họa |
Được xem là loại thực phẩm chứa lượng lớn vitamin có khả năng đẩy lùi ung thư. Thế nhưng lớp tế bào cứng của lớp vỏ ngăn cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ chúng.
Khi nấu chín, các tế bào sợi của lớp vỏ bị phá vỡ, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin dễ dàng hơn.
Bí đỏ
Ảnh minh họa |
Bí đỏ có lượng lớn beta-caroten khi được nấu chín, các lớp tế bào của bí đỏ bị phá vỡ, từ đó cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hơn rất nhiều. Do đó nên nấu chín bí đỏ hơn là ăn sống.
Những vấn đề cần lưu ý khi chế biến rau quả
Mặc dù những loại rau quả trên khi được nấu chín trở thành những món ăn rất giàu dinh dưỡng nhưng theo các chuyên gia việc bạn chế biến chúng thế nào cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những mẹo nhỏ để giúp lưu giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng nhất có thể:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp tốt nhất để chế biến rau quả là luộc, tuy nhiên không phải là sử dụng một nồi đầy nước. Có thể chỉ cần cho 2-3 thìa nước và đảo cùng với rau là đủ.
Nên nấu nguyên vẹn cả rau củ. Biện pháp này không chỉ giúp giữ được mùi vị mà còn giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng lên tới 25% so với rau củ được cắt nhỏ trước khi nấu.
Thêm một chút dầu vào khi nấu. Những chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu bơ, hay dầu hạt lanh có thể giúp tăng khả năng hấp thu những chất dinh dưỡng quan trọng của