5 loại cá "quen mặt" nhưng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao

Cá là loại thực phẩm ngon, bổ được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, không phải bất cứ loại cá nào cũng thật sự tốt khi nạp quá nhiều vào cơ thể.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, cá rất giàu axit béo omega-3, tốt cho não và tim mạch. Những loại cá chứa nhiều omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi và cá trích. Cá cũng có thể là một nguồn cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác. Đó là một phần lý do tại sao Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, một số loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao, một chất độc thần kinh, đây là thứ mà bạn chắc chắn không muốn tiêu thụ quá mức.

Cá ngừ mắt to

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cá ngừ mắt to được xếp vào nhóm cá có hàm lượng thủy ngân cao. Do đó, FDA khuyến cáo trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nên tránh ăn cá ngừ mắt to.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đối với người lớn, nên hạn chế ăn cá ngừ mắt to, không quá 1 lần/tuần. Nếu yêu thích cá ngừ, có thể lựa chọn các loại cá ngừ khác có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá ngừ đóng hộp (cá ngừ albacore) hoặc cá ngừ vằn.

Cá mú

Cá mú được xếp vào nhóm cá có hàm lượng thủy ngân cao nên hạn chế hoặc tránh ăn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em. Việc tiêu thụ cá mú thường xuyên có thể gây tích tụ thủy ngân trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cá mú sống trong môi trường tự nhiên có thể chứa ký sinh trùng. Nếu không được chế biến kỹ, ký sinh trùng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe. Nếu bạn yêu thích cá, có thể lựa chọn các loại cá khác có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá tuyết, cá rô phi...

Cá rô phi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù cá rô phi là loại cá gần gũi với người dân Việt Nam, thịt cá ngọt và dễ chế biến, tuy nhiên đây lại là loại cá có khá nhiều axit béo có hại tương tự như mỡ heo. Do đó, ăn nhiều cá rô phi có thể khiến tăng cholesterol trong máu.

Cá ngừ vây xanh

Cá ngừ vây xanh là loại cá báo động về mức nhiễm thủy ngân. Thủy ngân là kim loại rất hại cho sức khỏe, khi ăn vào chúng lâu đào thải mà tích tụ dần trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn cá ngừ vây xanh có thể khiến thủy ngân tích tụ lại trong cơ thể và khó đào thải ra ngoài dẫn tới tình trạng ngộ độc. Với trẻ nhỏ, cá ngừ vây xanh có thể gây ngộ độc thủy ngân dẫn tới hệ lụy không tốt cho sự phát triển.

Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não.

Cá trê

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đặc tính của cá trê là ăn tạp ăn bẩn sống được ở những nơi rất bẩn, thế nên cá trê có nguy cơ nhiễm bẩn cao. Chúng có thể ngậm thủy ngân, chì và nhiều ký sinh trùng khác. Bởi vậy nên hạn chế ăn cá trê, khi ăn đặc biệt phải chế biến kỹ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, thực tế, lợi ích dinh dưỡng do cá mang lại sẽ lớn hơn nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân nếu như bạn biết cách chế biến và ăn đúng cách.

Theo đó, mỗi người nên ăn cá hai lần mỗi tuần. Chỉ khi bạn đang tiêu thụ một lượng lớn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao thì mới nên lo lắng. Vì thế nên chọn lựa cá và hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá hồi, tôm, cá tuyết và cá mòi. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, cân nhắc sử dụng với một lượng vừa phải, tránh việc lạm dụng làm mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo VietnamDaily
back to top