Tiến hành bật tính năng chống phân mảnh ổ cứng
Ban đầu, việc chống phân mảnh cho ổ cứng SSD không những không cần thiết mà còn có hại cho thiết bị này. Nhưng bây giờ, Windows sẽ chống phân mảnh ổ cứng SSD của bạn một cách tự động và định kỳ. Hệ điều hành Windows đủ thông minh để nhận ra ổ cứng SSD, sau đó thực hiện nhiệm vụ thông minh và thích hợp nhất.
Tính năng chống phân mảnh hiện nay là tùy chọn tốt nhất trong Windows và đóng vai trò là một công cụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho ổ cứng. Tính năng này của Windows hoàn toàn thích ứng với ổ cứng SSD, vì thế hãy bật nó.
Kích hoạt hệ thống TRIM
Lệnh TRIM cho phép hệ điều hành Windows giao tiếp với SSD. Không cần phải xóa và khôi phục toàn bộ blog vào SSD trong trường hợp bất kỳ trang dữ liệu nào bị loại bỏ. TRIM có thể dễ dàng chỉ xóa các trang cần thiết. Điều này giúp cải thiện hiệu suất của SSD và nó phải được bật trên PC của bạn.
Khi bật TRIM, SSD không xóa tất cả dữ liệu mà thay vào đó, chỉ xóa dữ liệu cần thiết.
Cách kích hoạt hệ thống TRIM như sau:
Bước 1: Mở Commnand Prompt bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R > Nhập “cmd” vào hộp thoại Run xuất hiện trên màn hình > Chọn OK.
Nhập dòng lệnh “fsutil behavior set disabledeletenotify 0” > Nhấn Enter.
Vô hiệu hóa Fast Startup
Fast Startup giúp tăng hiệu suất bằng cách giảm thời gian khởi động, nhưng cũng được biết là gây ra sự cố đối với một số người dùng. Nếu bạn có ổ SSD và đang tắt Fast Startup, điều đó có nghĩa là PC của bạn sẽ khởi động lại hoàn toàn sạch sẽ mỗi khi bạn tắt máy. Vô hiệu hóa Fast Startup là không cần thiết nhưng nó có thể hữu ích.
Kiểm tra xem System Restore đã được bật chưa
Trong những ngày đầu SSD mới ra mắt, chúng không bền lắm, do đó mọi người thường đề xuất nên tắt tính năng System Restore để cải thiện hiệu suất.
Nhưng ngày nay, lời khuyên đó là dư thừa. Giờ đây, System Restore là một tính năng cực kỳ cần thiết mà bài viết khuyên bạn nên bật trên hệ thống Windows.
Sắp xếp các dữ liệu ở đúng ổ phù hợp
Chúng ta đều biết rằng SSD là ổ nhanh nhưng nhỏ hơn, trong khi ổ HDD là ổ lớn nhưng chậm hơn. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch lưu trữ dữ liệu và file của mình cho phù hợp. Bạn nên đặt các file hệ điều hành và những dữ liệu khác mà mình sử dụng thường xuyên và muốn chạy nhanh hơn trên ổ SSD. Nếu ở hữu các file lớn như phim và bài hát, bạn nên giữ những file này trên ổ HDD, vì chúng không cần thiết phải chạy nhanh./.
Ổ cứng SSD là gì?
SSD (Solid State Drive) là một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn. Hai thành phần chính tạo nên một ổ SSD: bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND.Ổ cứng SSD không chỉ cải thiện về sức mạnh tốc độ so với phiên bản ổ cứng HDD truyền thống. SSD còn có giúp người dùng cải thiện nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ của máy tính.