Món canh rất đa dạng nguyên liệu, sự kết hợp thực phẩm trong quá trình chế biến. Ở nhiều nơi, canh còn được dùng chung để chỉ các món có nước, dù là nấu loãng với rau hay nấu đặc dạng như súp cùng thịt.
Ảnh minh họa |
Với rất nhiều người, thiếu canh thì bữa cơm sẽ trở nên thiếu trọn vẹn, giảm độ ngon. Bởi vì bát canh không chỉ cung cấp nước, giúp dễ nhai nuốt và tiêu hóa hơn mà còn là món tẩm bổ với nhiều dưỡng chất.
Dưới đây là một số thói quen ăn canh "âm thầm" gây hại sức khỏe nhưng ít ai biết:
Ăn canh quá nóng
Nhiều người thường có thói quen thích ăn canh nóng hổi vì cảm giác sẽ có thể nhanh chóng làm ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa đông cũng như tăng cảm giác ngon miệng. Mặc dù vậy, thói quen này có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Bởi niêm mạc đường tiêu hoá của con người chỉ có thể chịu được nhiệt độ tối đa khoảng 60 độ C. Nếu vượt quá ngưỡng này có thể gây tổn thương niêm mạc, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Ảnh minh họa |
Không chỉ canh, việc nhiều người có thói quen uống trà, cà phê nóng mỗi ngày cũng cần lưu ý. Vì nhiệt độ nước sôi để pha trà và cà phê đều đạt đến 100 độ C. Nếu lập tức uống ngay sau vừa pha có thể gây nguy hiểm cho thực quản. Chính vì vậy, nên chờ canh cũng như trà và cà phê đạt nhiệt độ thích hợp vừa phải mới nên sử dụng để đảm bảo sức khoẻ.
Ngoài việc ăn canh, uống trà, cà phê quá nóng, những thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng nhiều thực phẩm muối và hun khói... cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Canh nấu càng lâu thì càng bổ dưỡng
Nấu canh lâu không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng của nguyên liệu mà còn làm tăng hàm lượng purine và chất béo trong canh, không tốt cho sức khỏe.
Thay vào đó, nếu nấu canh rau, chỉ cần nấu đến khi rau mềm đủ ăn là có thể tắt bếp, vớt rau. Nếu nấu canh thịt thì bạn chỉ nên nấu trong khoảng 1 giờ, tối đa không quá 2 giờ nếu thịt cần thời gian lâu hơn để mềm.
Ăn cơm chan canh
Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa |
Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Nấu canh cho nhiều muối
Một trong những thói quen của nhiều bà nội trợ là thường thả nhiều muối khi nấu canh, bởi thói quen ăn mặn của mình. Việc làm này sẽ khiến bạn nạp một lượng muối lớn vào cơ thể, khiến cho thận của bạn phải hoạt động quá sức dễ gây suy thận. Ngoài ra, khi bạn ăn quá nhiều muối cũng dễ gây bệnh cao huyết áp, tim mạch không tốt cho sức khỏe của bạn.
Trước bữa ăn: Ăn canh trước khi ăn cơm khoảng 15-20 phút có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tiết dịch vị, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn. Cách này đặc biệt hiệu quả với những người có hệ tiêu hóa yếu, dễ đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, lưu ý không nên ăn quá nhiều canh trước bữa ăn vì có thể làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Trong bữa ăn: Ăn canh xen kẽ với các món ăn khác trong bữa ăn giúp cân bằng dinh dưỡng, cung cấp nước và chất xơ cho cơ thể. Cách này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế ăn quá nhiều, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nên ăn canh nóng để giữ nguyên hương vị và dưỡng chất.
Sau bữa ăn: Ăn canh sau khi ăn cơm khoảng 15-20 phút có thể giúp giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Cách này phù hợp với những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.