Ảnh minh họa |
Cấu tạo cơ thể con người thường có dạ dày mở rộng về phía trước, xương sườn mở rộng sang một bên và lưng nở ra sau, điều này giúp giảm áp lực cho sàn chậu và lưng. Nếu thường xuyên hóp bụng, cơ hoành và xương sườn sẽ bị kéo vào bên trong.
Theo TS Adam Browning - bác sĩ Bệnh viện Medina (Mỹ), điều này làm vòng hai nhìn nhỏ hơn nhưng lại là nguyên nhân gây hội chứng “đồng hồ cát” liên quan đến các vấn đề về hô hấp và sàn chậu như: Rò rỉ, sa, giãn tràng đạo,... Dưới đây là những tác hại cụ thể nếu hóp bụng quá nhiều:
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể nghiêm trọng hơn nếu thường xuyên hóp bụng. Việc hóp bụng khiến cơ hoành không được hoạt động đúng cách, giảm khả năng ngăn chặn chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Làm giảm lượng oxy trong phổi
Lượng oxy trong phổi có thể giảm 30% nếu bạn thường xuyên hóp bụng. Việc hóp bụng khiến dạ dày không có nhiều chỗ trống cho xương sườn và phổi. Dẫn đến việc phổi không có đủ không gian để hoạt động hiệu quả, làm nhịp thở bị chậm nhịp.
Đau cổ và lưng
Động tác hóp bụng khiến các cơ bị rối loạn, bạn sẽ cảm thấy đau vùng cổ, vai và lưng. Đây là các bộ phận nâng đỡ phần trên cơ thể, do đó không nên thực hiện động tác hóp bụng quá nhiều.
Các vấn đề về sàn chậu
Có thể gặp phải các vấn đề về sàn chậu nếu như hóp bụng quá nhiều. Phần sàn chậu có các mô mềm không thể tự co bóp như bụng trên, vì vậy việc hóp bụng có thể gây rò rỉ nước tiểu.
Một số bài tập hóp bụng an toàn, hiệu quả
Bài tập thở cơ hoành
Đây là bài tập giảm mỡ vùng bụng với kỹ thuật hít thở sâu đơn giản giúp tăng cường trao đổi chất và giúp đốt cháy mỡ vùng cơ bụng trên cho vòng eo thon gọn hơn.
Bước 1: Bắt đầu bằng cách nằm ngửa trên thảm. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy đặt tay lên bụng để cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở.
Bước 2: Hít vào từ từ bằng mũi sao cho bụng dưới phình ra bằng hai tay.
Bước 3: Thở ra với đôi môi mím lại để hóp vào. Hãy chắc chắn rằng ngực luôn ở đúng vị trí.
Có thể bắt đầu bằng cách thực hiện các động tác thở bằng cơ hoành trong 5-10 phút. Sau đó, có thể kéo dài thời gian và thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc đứng. Bạn phải tập đúng kỹ thuật để tránh tác hại của cơ bụng.
Bài tập thở ngắn
Kỹ thuật thở ngắn bao gồm thở thụ động ngắn và dài xen kẽ. Các bài tập này có tác dụng đốt cháy mỡ thừa và lấy lại vóc dáng thon gọn.
Bước 1: Ngồi khoanh chân trên chiếu hoặc xếp bằng và đặt bàn chân lên đùi. Đặt tay lên đầu gối.
Bước 2: hít thở sâu. Sau đó, với mỗi lần thở ra, hãy hít thở nhanh và ngắn, kéo bụng về phía cột sống.
Bước 3: Sau một lần hít vào dài và vài lần thở ra ngắn, sẽ cảm thấy phổi của mình tự động mở ra.
Tập không đúng động tác sẽ dẫn đến tác hại của hóp bụng.
Bài tập thở đều đặn
Thở đều đặn hay còn gọi là kỹ thuật Bhastrika Pranayama là một bài tập khá đơn giản dành cho người mới tập. Kỹ thuật thở này tác động lên dạ dày và giúp giảm cân, giảm mỡ lành mạnh nhờ quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Bước 1: Ngồi trên thảm, thả lỏng vai và giữ thẳng lưng, lòng bàn tay đặt trên đầu gối.
Bước 2: Thư giãn cơ bụng và nhắm mắt lại. Bắt đầu hít vào và thở ra mạnh mẽ.
Bước 3: Chú ý hít thở sâu, mạnh và nhịp nhàng. Giữ khoảng một giây cho mỗi lần hít vào và thở ra.
Để cơ thể khỏe mạnh và giảm mỡ tốt hơn, tập thở đều đặn trong 5 phút và duy trì hàng ngày.