4 loại quả dù bổ dưỡng nhưng không nên ăn khi đang sốt

Dưới đây là một số loại trái cây tuy bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều khi bị sốt tránh gây hại đến sức khỏe.

Xoài không nên ăn khi sốt

Theo các chuyên gia về sức khỏe, xoài là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ em như: glucid; protein; lipid; các chất khoáng; các vitamin…

Đông y phân tích loại quả này có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như: nhuận tràng, chống táo bón, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch; chất glucozit trong xoài có tác dụng chống viêm, chống ung thư, diệt khuẩn…

Xoài không nên ăn khi sốt. Ảnh minh họa

Xoài không nên ăn khi sốt. Ảnh minh họa

Xoài cũng là thức ăn bổ não, rất tốt cho những người lao động trí óc, học sinh ôn thi. Tuy nhiên, không nên ăn xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no, đặc biệt khi đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất quả xoài nóng như hành, tỏi, ớt ăn vào sẽ càng nóng thêm. Cả xoài xanh và xoài chín đều không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, theo các chuyên gia khi đang sốt chúng ta cũng không nên ăn các loại thực phẩm nhiều đường, thực phẩm khó tiêu, uống nước lạnh hay uống trà….

Khi bị sốt hoặc sốt cao, mọi người thường có xu hướng luôn ép mình phải ăn nhiều và uống nhiều nước ép trái cây. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Khi bị sốt, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên. Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Vì thế, cách hữu hiệu nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bằng cách tránh nơi nóng nực, nghỉ ngơi và uống nước nhiều hơn.

Người bị sốt không cần thiết phải ăn nhiều, chỉ cần cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể đang bận chống chọi lại với các virus hoặc vi khuẩn gây sốt. Thế nên, hãy để cơ thể làm công việc của mình mà không bị mất tập trung.

Chuối gây tăng kali máu

Chuối gây tăng kali máu không nên ăn khi bị sốt. Ảnh minh họa

Chuối gây tăng kali máu không nên ăn khi bị sốt. Ảnh minh họa

Những người đang uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều kali như chuối, đào, táo đường, kiwi và nước ép của chúng. Vì khi đó có thể dẫn tới nồng độ kali cao gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp, thậm chí đột tử.

Dưa hấu không nên ăn khi sốt

Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nhưng nó là thực phẩm tính hàn, nhiệt lượng cao và gây nóng trong người do đó không nên ăn quá nhiều đặc biệt là những người bị cảm lạnh hay đang sốt.

Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không thực phẩm tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao hơn, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…

Dưa hấu không nên ăn khi sốt. Ảnh minh họa

Dưa hấu không nên ăn khi sốt. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, khi đang mệt mỏi chúng ta cũng không nên ăn dưa hấu và các hoa quả lạnh, vì điều đó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn mà không hề biết nguyên nhân. Ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.

Bưởi và nước ép bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc

Không nhiều người biết rằng bưởi không thể uống chung với thuốc. Ví dụ, nếu statin, loại thuốc kê đơn thường được sử dụng để giảm cholesterol, được uống cùng với một lượng lớn bưởi, chúng có thể ngăn chặn hoạt động của enzyme chuyển hóa CYP3A4 trong ruột, do đó làm chậm quá trình chuyển hóa của thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc.

Bưởi và nước ép bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc. Ảnh minh họa

Bưởi và nước ép bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc. Ảnh minh họa

Khi đó, nồng độ thuốc trong cơ thể có thể quá cao làm tăng nguy cơ tổn thương gan, cơ, thậm chí dẫn đến suy thận. Ngoài bưởi và nước ép bưởi, các loại nước ép khác như cam, chanh cũng không thích hợp để tiêu thụ cùng lúc với thuốc.

Theo Đời sống
back to top