Loài người đã sống trên Trái Đất được bao lâu rồi? Có lẽ khoảng năm triệu năm. Tuy nhiên, quá trình phát triển văn minh của loài người chỉ diễn ra trong khoảng năm nghìn năm. Trong thời gian đó, mặc dù con người trông có vẻ nhỏ bé và yếu ớt, họ đã tạo ra những nền văn minh vĩ đại và rực rỡ, chẳng hạn như Vạn Lý Trường Thành, kim tự tháp Ai Cập, văn minh Maya...
Từ góc nhìn lịch sử, nền văn minh nhân loại dường như đã đi theo một đường thẳng tiến về phía trước, từ thời cổ đại đến cận đại và hiện đại. Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đột phá. Cuộc cách mạng công nghiệp vào những năm 1760 là một bước nhảy vọt lớn trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại và sau hơn 200 năm, sự phát triển này ngày càng nhanh chóng. Giờ đây, khi nhìn lại những con đường đã qua, chúng ta cảm thấy vừa tò mò, tiếc nuối, kinh ngạc, vừa đầy nghi vấn.
Ảnh minh họa. |
Khi thực hiện công tác khảo cổ, các nhà khảo cổ học đều đã chuẩn bị tinh thần rằng trong quá trình khảo sát lịch sử hơn năm nghìn năm này, họ có thể phát hiện ra những điều không tưởng, thậm chí là không thể giải thích được. Tuy nhiên, khi thực sự tiến hành các nghiên cứu sâu, các nhà khảo cổ học vẫn không khỏi kinh ngạc. Họ đã phát hiện ra bốn hiện vật kỳ lạ trong lịch sử, những thứ không nên tồn tại hoặc không thể xuất hiện trong thời đại của chúng, như thể chúng đã vượt qua thời gian từ tương lai trở về quá khứ, để rồi lưu lại dấu vết. Không chỉ danh tính của người chế tác những hiện vật này trở nên mơ hồ mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể đưa ra lời giải thích thuyết phục.
Phù điêu phi hành gia trên nhà thờ cổ
Như mọi người đều biết, các hoạt động hàng không vũ trụ của con người mới chỉ bắt đầu từ những năm 1950, nghĩa là chỉ có khoảng bảy mươi năm phát triển. Tuy nhiên, một nhà khảo cổ đã phát hiện một điều kỳ lạ ở một nhà thờ cổ tại Tây Ban Nha, đó là một phù điêu mô tả hình ảnh một phi hành gia.
Bức phù điêu khiến giới khảo cổ kinh ngạc. |
Nhà thờ cổ này có niên đại khoảng 1.100 năm, trên bức phù điêu, hình ảnh của phi hành gia được khắc rất chi tiết. Các ống thở, dây an toàn, bộ đồ phi hành gia nặng nề cùng giày và mũ bảo hiểm đều được khắc rõ ràng, nhìn vào không thể phủ nhận rằng đó là hình ảnh của một phi hành gia hiện đại.
Nhưng làm sao người xưa có thể tưởng tượng ra hình ảnh của một phi hành gia hiện đại? Có phải là họ đến từ tương lai? Hay người ngoài hành tinh đã đến Trái Đất và được khắc họa lại bởi những người xưa? Những câu hỏi này vẫn chưa có ai có thể giải thích được.
Chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc
Năm 1990, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện một chiếc cốc pha lê đặc biệt tại một địa điểm khảo sát trong nước. Sau khi tiến hành giám định, chiếc cốc này được xác định là ra đời từ thời Chiến Quốc, tức khoảng hơn 2.400 năm trước. Tuy nhiên, từ vẻ ngoài trong suốt và tinh tế của nó, nhiều nhà khoa học không khỏi thắc mắc làm thế nào mà người xưa có thể sở hữu công nghệ tinh vi đến mức chế tạo ra một chiếc cốc pha lê như vậy, trong khi kỹ thuật làm thủy tinh chỉ được con người làm chủ vào thời cận đại.
Cốc pha lê với công nghệ chế tạo siêu việt vẫn là bí ẩn không lời giải. |
Theo lời giải thích của các nhà khảo cổ học, chiếc cốc pha lê này được chế tạo bằng kỹ thuật đánh bóng và mài cong tinh xảo dành cho ngọc bích thời Chiến Quốc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thể tin được, họ cho rằng đây có thể là một hiện vật "xuyên không" hay "du hành thời gian" từ tương lai.
Đầu lâu pha lê
Người ta truyền rằng, trong dòng lịch sử phát triển của nhân loại, văn minh Maya là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất với những thành tựu vượt trội về kiến trúc, thiên văn học và các kỹ thuật khác. Người Maya đã sử dụng kiến thức thiên văn học của mình để tính toán chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là 365 ngày, họ cũng đã xây dựng nhiều công trình kỷ nguyên vĩ đại, trong đó bao gồm một hiện vật nổi tiếng, chiếc đầu lâu pha lê.
Chiếc đầu lâu pha lê Mitchell-Hedges. |
Vào năm 1942, cô bé người Anh 17 tuổi tên là Mitchell-Hedges, cùng với cha mình, một nhà thám hiểm, đã đến khu tàn tích của một thành phố Maya ở Trung Mỹ, Belize. Trong cuộc thám hiểm này, hai cha con đã phát hiện ra một chiếc đầu lâu pha lê được chế tác tinh xảo, phát ra ánh sáng rực rỡ. Sau đó, hiện vật này được đặt tên là Đầu lâu pha lê Mitchell-Hedges, dựa trên tên của người phát hiện.
Khám phá này đã khiến cả thế giới kinh ngạc, bởi hầu như không ai tin rằng người Maya có thể tạo ra một chiếc đầu lâu pha lê với độ chính xác cao như vậy. Nhiều người cho rằng chiếc đầu lâu này có thể là một hiện vật từ nền văn minh ngoài hành tinh hoặc từ một nền văn minh cổ đại trước đó. Tuy nhiên, khi các nhà khảo cổ Anh sử dụng máy quét để kiểm tra, họ phát hiện ra những dấu vết của việc cắt xẻ nhân tạo trên đầu lâu, dẫn đến một giả thuyết khác, rằng chiếc đầu lâu này được chế tác bởi các thợ kim hoàn châu Âu. Nhưng lý giải này cũng không thuyết phục, bởi câu hỏi đặt ra là tại sao một món đồ chế tác tại châu Âu lại được tìm thấy tại khu tàn tích của người Maya.
Đĩa đá Dropa
Vào cuối những năm 1930, một nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những chiếc đĩa đá bí ẩn tại khu vực dãy núi Himalaya. Những chiếc đĩa này, được gọi là đĩa Dropa, có niên đại khoảng 12.000 năm trước và trên đó khắc những ký tự bí ẩn.
Chiếc đĩa Dropa khiến giới khoa học đau đầu. |
Theo truyền thuyết, những chiếc đĩa Dropa có liên quan người ngoài hành tinh đến từ hành tinh Dropa. Hình dạng của những chiếc đĩa này rất giống với phi thuyền bay của người ngoài hành tinh, có thể chúng có một mối liên hệ bí ẩn nào đó.
Mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng giải mã các ký tự trên đĩa Dropa, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ phát hiện nào rõ ràng. Thêm vào đó, các bức chạm khắc trên vách đá tại khu vực phát hiện còn bao gồm các hình ảnh về hệ mặt trời, thiên hà và các yếu tố liên quan đến vũ trụ.