Siro gừng là thức uống được nhiều chị em nội trợ truyền tai nhau về công dụng phòng ngừa ho, cảm cúm mùa lạnh hiệu quả. Dưới đây là một số công thức làm siro gừng đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện để sử dụng mỗi ngày:
Công thức siro gừng phòng ho, cảm cúm mùa lạnh. Ảnh minh họa |
Siro gừng, đường
Thành phần: Chỉ với nguyên liệu đơn giản là gừng, nước và đường, có thể sử dụng đường trắng, đường thô hay đường phèn tùy theo sở thích cá nhân.
Chuẩn bị: khoảng 100g gừng tươi, 250 ml nước và 200g đường
Cách làm
Gọt hoặc giữ nguyên vỏ gừng tùy ý và cắt thành miếng mỏng. Cách gọt vỏ gừng đơn giản nhất là dùng mép thìa cạo đi lớp vỏ mỏng. Điều này dẫn đến ít lãng phí hơn so với việc sử dụng dao gọt.
Cho đường vào nước khuấy đều và đun cho đến khi tan hết đường. Sau đó, thêm gừng thái lát và đun nhỏ lửa ở nhiệt độ thấp trong khoảng 30 phút, đậy nắp một phần. Càng đun lâu, hỗn hợp sẽ càng đặc sánh hơn. Sau đó để nguội trước khi vớt miếng gừng ra. Chờ khi nguội, dùng rây lọc gừng ra và cho siro vào lọ khô sạch.
Giữ kín trong tủ lạnh tối đa 3 tháng.
Siro gừng, dứa
Nếu bạn đang muốn thêm hương vị nhiệt đới vào các món ăn của mình thì bạn sẽ thích loại siro gừng dứa thơm ngon này. Vị ngọt và thơm của dứa rất hợp với vị cay của gừng.
Thành phần: 1 quả dứa to, dùng dứa chín sẽ ngọt hơn và hương vị thơm ngon nhất, 3 miếng gừng (thái lát mỏng). Tùy thuộc vào mức độ cay mà bạn muốn, bạn có thể điều chỉnh lượng thêm vào, 1 cốc đường (hạt trắng), 4 cốc nước.
Cách làm siro gừng dứa
Gọt vỏ và bỏ lõi dứa sau đó cắt nhỏ thịt dứa rồi cho vào nồi cùng với đường, gừng và 4 cốc nước. Đun sôi, sau đó tiếp tục đun ở lửa vừa trong khoảng 30 phút cho đến khi siro giảm còn 1 cốc. Để siro nguội, sau đó dùng lưới lọc mịn để lọc rồi cho vào lọ đậy nắp để trong tủ lạnh cho đến khi sẵn sàng sử dụng
Siro gừng, lê
Nguyên liệu cần có: đường phèn, lê 500 gram, gừng 50 gram, nước lọc 200 ml, nửa thìa cà phê muối
Các bước thực hiện:
Bước 1: Lựa chọn những trái lê tươi, không dập nát và thối hỏng. Gọt vỏ và rửa lê bằng nước muối loãng. Ngâm lê trong khoảng 10 phút và vớt ra rổ để ráo sau đó cắt lê thành miếng nhỏ.
Gừng chỉ cần rửa sạch, nạo bỏ vỏ và thái nhỏ thành sợi hoặc lát mỏng để dễ uống.
Bước 2: Đổ lê và gừng vào một chiếc nồi nhỏ. Thêm một chén đường phèn sau đó đặt nồi này lên bếp, vặn lửa nhỏ và đun cho đến khi đường tan chảy ra hòa cùng gừng và lê. Đun hỗn hợp gừng lê trên lửa nhỏ liu riu khoảng 5 -6 phút cho đường chảy và hòa quyện cùng gừng lê có thể tắt bếp.
Bước 3: Chờ khoảng 2 - 3 phút thì thêm nốt số đường phèn còn lại vào nồi cùng với nước và muối. Đặt lên bếp và đun đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 4: Lọc bỏ bã để lấy phần siro lê gừng. Nên tiến hành lọc siro lê gừng 2 lần cho hết phần cái. Sau đó để nguội hoàn toàn thì mới đổ vào lọ thủy tinh hoặc bình kín mà bạn có để dùng dần.
Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn có thể pha hai thìa siro lê gừng cùng 150ml nước ấm để uống giúp làm ấm cơ thể và phòng bệnh hô hấp hiệu quả.
Siro gừng, tỏi, mật ong
Siro tỏi, gừng hấp mật ong, kết hợp 3 thực phẩm kháng khuẩn, kháng viêm “vàng" của y học phương Đông là tỏi, gừng và mật ong.
Nguyên liệu chuẩn bị: gừng, tỏi, mật ong
Cách làm siro gừng tỏi
Bước 1: Đập dập tỏi và gừng, sau đó cho tỏi, gừng vào chén, đổ mật ong sao cho mật ong phủ ngập qua tỏi và gừng.
Bước 2: Lấy muỗng dằm cho tới khi tỏi và gừng tiết ra dịch, bạn cho chén hỗn hợp lên nồi hấp cách thủy cho tới khi tỏi, gừng nổi lên trên mặt mật ong thì tắt bếp.
Công thức siro mật ong chanh gừng
Nguyên liệu chuẩn bị: chanh rửa sạch bên ngoài nhưng vẫn giữ nguyên vỏ, mật ong, gừng gọt vỏ và nghiền nhỏ
Cách làm
Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay cho đến khi mịn.
Đổ siro gừng mật ong vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
Thưởng thức ½ -1 thìa cà phê mỗi ngày với nước hoặc dùng trong nước sốt salad và trà.
Nên giữ vỏ chanh vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giúp giảm bớt cholesterol và nhiều thứ khác. Gừng cũng rất nhiều chất xơ nên bạn muốn máy xay có thể tạo ra hỗn hợp mịn mà không để lại cặn sạn.
Mật ong thô. Trong quá trình chế biến, nhiệt độ cao sẽ được sử dụng và loại bỏ nhiều chất tốt, vì vậy hãy giữ nguyên mật ong. Còn tốt hơn nữa nếu bạn có thể tìm thấy một số loại có keo ong để có thêm chức năng kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch. Đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh