4 bài tập thở giúp giải tỏa căng thẳng

Khi nhịp thở đều đặn, phổi sẽ được hoạt động một cách tốt nhất, giúp cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong cơ thể và giúp loại bỏ carbon dioxide.

Hơi thở là một công cụ mạnh mẽ để giảm bớt căng thẳng và khiến bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn. Thực hành một số bài tập thở đơn giản, có thể tạo ra sự khác biệt lớn nếu bạn biến chúng thành thói quen hàng ngày…

Thở 4-7-8

Bài tập đơn giản này làm giảm nhịp tim và mang lại cảm giác êm dịu.

Cách thực hiện

- Đầu tiên, hít vào bằng mũi và đếm đến bốn.

- Nín thở đếm đến bảy.

- Thở ra bằng miệng trong khi đếm đến tám.

Nên thực hiện ba chu kỳ kỹ thuật thở này, hai lần một ngày để biến nó thành thói quen hằng ngày.

Sử dụng hơi thở là một cách để kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Ảnh minh họa

Sử dụng hơi thở là một cách để kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Ảnh minh họa

Thở bụng

Thở bụng còn được gọi là thở cơ hoành. Bài tập này có thể giúp bạn kích hoạt hệ phó giao cảm - hay còn gọi là "nghỉ ngơi và tiêu hóa" - một phần của hệ thống thần kinh tự trị. Trẻ sơ sinh thở bằng bụng một cách tự nhiên, trong khi người lớn thường thở bằng ngực - cách lấy oxy kém hiệu quả hơn.

Cách thực hiện

- Tìm một tư thế thoải mái (nằm xuống có thể dễ dàng hơn vì bạn có phạm vi chuyển động tốt hơn).

- Hít vào từ từ bằng bụng trong bốn giây (bụng phải nhô lên, trong khi ngực di chuyển tối thiểu hoặc không di chuyển).

- Thở ra trong bốn giây hoặc lâu hơn.

Thực hiện bài tập này mỗi ngày, tập thở bụng tối đa 5 phút hoặc sử dụng trong thời điểm bạn cần thư giãn.

Thở Simhasana

Thở Simhasana là một kỹ thuật thở được biết đến với cái tên khác là hơi thở của sư tử. Đây là bài tập thở giúp thư giãn các cơ mặt và hàm, giúp giảm căng thẳng cho cơ thể và cải thiện các chức năng của tim mạch. Cách thở này thường được áp dụng để kích thích hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng và làm sạch đường hô hấp một các hiệu quả.

Cách thực hiện:

Tư thế: Ngồi trong tư thế hai chân uốn cong và xương chậu ở giữa hai bàn chân. Đặt tay lên đùi và mở những ngón tay của bạn.

Hít vào: Thực hiện hít sâu bằng mũi và cảm nhận không khí được đẩy từ dưới lên trên, mở rộng phổi và lồng ngực. Tập trung vào nhịp hơi thở để thư giãn cơ thể.

Thở ra: Thở từ từ qua miệng đồng thời kéo hàm dưới. Lúc này bạn sẽ cảm nhận lồng ngực được mở rộng hơn.

Lặp lại quá trình này nhiều lần trong từ 10 đến 20 phút hoặc hơn. Việc này sẽ giúp gia tăng sự tập trung, giải tỏa stress và làm sạch đường hô hấp.

Tập thở bằng cơ hoành

Bên cạnh bài tập thở Seetkari, tập thở bằng cơ hoành cũng là phương pháp tối ưu rất được nhiều người ưa chuộng. Theo các nghiên cứu từ trường Đại học Yale (Mỹ), khi thở bằng cơ hoằng sẽ giúp kích thích hệ thần kinh giao cảm và nhanh chóng có sẽ được cảm giác thư giãn thoải mái.

Ngoài ra, thở bằng cơ hoành cũng sẽ giúp giảm mức độ Hormone Cortisol – một loại Hormone gây nên những triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi ở cơ thể.

Theo đó, việc tập thở bằng cơ hoành cũng không quá phức tạp khi tngồi ngay ngắn trên ghế có chỗ dựa. Tiếp tục hít vào nhẹ nhàng đến khi bụng phình to, giữ hơi trong bụng khoảng 15 giây rồi lại thở ra từ từ.

Nếu có thể hãy lặp lại động tác này trong khoảng 5 đến 10 phút và thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp người tập có một tinh thần thoải mái và giảm tránh những căng thẳng trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, nên lưu ý lựa chọn những bộ quần áo thoải mái nhất mới đem đến hiệu quả cao.

Theo Đời sống
back to top