30 loài chim có màu sắc rực rỡ nhất Việt Nam: Có loài nguy cấp
T.B (tổng hợp)
Cảm nhận bức tranh muôn màu của thiên nhiên Việt Nam qua bộ lông lộng lẫy của các loài chim đến từ khắp các vùng miền đất nước.
Chim hút mật họng nâu (Anthreptes malacensis) dài khoảng 14 cm, là loài định cư phổ biến lại Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng ngập mặn, cây bụi ven biển, rừng trồng và vườn ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Chim hút mật họng vàng (Aethopyga gouldiae) dài 11-16,5 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Trung Bộ. Chúng sống trong rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh ở độ cao 1.000-2.600 mét.
Chim hút mật Nê Pan (Aethopyga nipalensis) dài 11-33,5 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh cúa chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng ở độ cao 1.140 – 2.750 mét.
Chim bồng chanh (Alcedo atthis) dài 16-18 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là đất ngập nước trong đất liền và ven biển, suối trong rừng cây gỗ thưa.
Chim bồng chanh đỏ (Ceyx erithaca) dài 12-14 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở gần suối, ao nhỏ bên trong rừng lá rộng thường xanh.
Chim gõ kiến xanh gáy vàng (Picus flavinucha) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, ba Vì, Cúc Phương, bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thông bản địa.
Bồ câu nicoba (Caloenas nicobarica) dài 40-41 cm, là loài chim định cư hiếm tại Nam Bộ, chỉ ghi nhận tại các khu rừng trên đảo Tre Lớn, Trẻ Nhỏ, Bảy Canh và Côn Sôn thuộc vườn quốc gia Côn Đảo. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Ảnh: eBird.
Chim cu xanh mỏ quặp (Treron curvirostra) dài 25-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trên cả nước. Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng là, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.
Chim khướu đầu đen má xám (Trochalopteron yersini) dài 26-28 cm, là loài định cư chỉ phân bố tại Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi gần rừng thường xanh.
Chim khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei) dài 26-27 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và trảng cỏ. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB.
Chim cu rốc đầu vàng (Psilopogon franklinii) dài 20-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Chim cu rốc trán vàng (Psilopogon annamensis) dài 21-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 600-1.450 mét.
Chim thầy chùa lớn (Psilopogon virens) dài 32-33 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, không phổ biến tại Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim thuộc họ Cu rốc này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Chim giẻ cùi xanh (Cissa chinensis) dài 37-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, không phổ biến tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim họ Quạ này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá.
Chim giẻ cùi bụng vàng (Cissa hypoleuca) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa. (Còn tiếp...)
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.