Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là loại bệnh thoái hóa khớp phổ biến nhất và số lượng phụ nữ bị ảnh hưởng lên đến gấp đôi so với nam giới từ 60 tuổi trở lên. Tại Singapore, ước tính có hơn 40% người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối.
Viêm khớp. |
Có 2 loại viêm xương khớp - nguyên phát và thứ phát. Viêm xương khớp nguyên phát xảy ra khi phần sụn nằm giữa xương bị thoái hóa. Khi già đi, hàm lượng nước trong sụn của bạn giảm, làm cho nó yếu và dễ bị tổn thương hơn.
Viêm xương khớp thứ phát không liên quan đến lão hóa mà gây ra bởi chấn thương, bệnh hoặc các yếu tố di truyền. Cả hai loại viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến ngón tay, hông, đầu gối, mắt cá chân hoặc ngón chân của bạn.
Các triệu chứng?
Triệu chứng cho cả hai loại viêm xương khớp tương tự nhau. Phổ biến là đau và cứng ở các khớp bị ảnh hưởng trong hoặc sau khi vận động, cũng như đau khi chạm vào và sưng.
Các khớp bị ảnh hưởng bị mất độ linh hoạt và cảm giác đau rát đi kèm với tiếng lạo xạo hoặc lục cục. Trong giai đoạn đầu của viêm xương khớp, bạn có thể chỉ cảm thấy đau và khó chịu khi các khớp đang hoạt động, hoặc khi bạn thức dậy vào buổi sáng.
Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể gặp các triệu chứng này ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
Điều gì khiến tình trạng tồi tệ hơn?
Trì hoãn điều trị: Không điều trị sớm có thể làm tình trạng của bạn xấu đi, vì sụn bị thoái hóa nhiều hơn. Hơn nữa, cơ thể bạn hoạt động như một hệ thống và các khớp khác sẽ phải bù lại. Điều này có thể dẫn đến chấn thương cho các khớp khác, do đó, tình trạng sẽ càng phức tạp và trầm trọng thêm cơn đau của bạn.
Cơ bắp yếu: Tăng cường cơ bắp xung quanh khớp có thể làm giảm bớt cơn đau, vì vậy các bài tập tác động nhẹ được khuyến khích. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ chấn thương chỉnh hình có thể khuyên bạn nên tìm cách điều trị trước khi tập thể dục.
Mất nước: Vì sụn của bạn chiếm 70 - 80% là nước, bạn cần giữ nước đủ để khớp hoạt động tốt. Uống nước không đủ có thể dẫn đến cơn đau nặng hơn cho các bệnh nhân viêm xương khớp.
Thừa cân: Bạn càng nặng, tốc độ mòn của sụn khớp càng lớn dẫn đến làm khởi phát và tiến triển bệnh viêm xương khớp. Duy trì chỉ số khối cơ thể phù hợp là một cách tốt để ngăn ngừa viêm xương khớp, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Các lựa chọn điều trị?
Hiện tại không có cách chữa khỏi viêm xương khớp. Tuy nhiên, điều trị kịp thời và phương pháp kiểm soát đau toàn diện có thể giảm thiểu tác động của căn bệnh suy nhược này đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Không phẫu thuật: Những phương pháp điều trị này bao gồm vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của khớp, sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để giảm bớt cơn đau.
Bác sĩ chấn thương chỉnh hình có thể đề nghị tiêm axit hyaluronic vào trong khớp (còn được gọi là chất bôi trơn) nếu bạn không đáp ứng tốt với việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.
Phẫu thuật: Phương pháp này được đưa ra khi tình trạng của bạn nghiêm trọng và nếu bạn không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật.
Một số thủ thuật phổ biến bao gồm phẫu thuật khớp, thay thế khớp bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo và nội soi khớp, làm sạch và sửa chữa các khớp bị hư hỏng.
Một thủ thuật ít phổ biến hơn là thủ thuật làm cứng khớp - loại bỏ khớp bị viêm và hợp nhất hai xương ở mỗi đầu của khớp lại.
Rách gân xương bánh chè
Rách gân xương bánh chè (đầu gối) có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng ngoài các vận động viên, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đặc biệt dễ bị chấn thương này do thoái hóa gân.
Gân xương bánh chè được nối từ dưới xương bánh chè với xương ống chân. Bạn có thể bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn ở gân bánh chè.
Đối với vết rách một phần, gân bị tổn thương nhưng phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Việc đứt hoàn toàn sẽ dẫn đến gân bị tách ra và xương bánh chè mất liên kết. Trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ không thể duỗi thẳng đầu gối.
Các triệu chứng?
Đau, đau khi chạm vào và sưng đầu gối là triệu chứng phổ biến khi gân xương bánh chè bị đứt. Khi gân bị tổn thương nhiều hơn, cơn đau và viêm dần dần tồi tệ hơn.
Trong trường hợp đứt hoàn toàn, bạn có thể nghe thấy tiếng “pop”’ tại thời điểm bạn bị chấn thương, đầu gối của bạn có thể di chuyển vào đùi vì nó không còn dính vào xương ống chân.
Điều gì khiến tình trạng tồi tệ hơn?
Trì hoãn điều trị: Bạn càng trì hoãn điều trị sau khi bị chấn thương, việc sửa chữa gân sẽ càng khó khăn hơn. Trong một số trường hợp, bắt buộc phải tái cấu trúc gân thay vì sửa chữa, điều này có thể làm giảm khả năng bạn thực hiện phục hồi hoàn toàn.
Các lựa chọn điều trị?
Vết rách nhỏ: Vết rách nhỏ hơn có thể không cần phẫu thuật. Bác sĩ chấn thương chỉnh hình có thể nẹp đầu gối của bạn lại trong vòng 4 - 8 tuần, và kê cho bạn các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và vật lý trị liệu.
Rách và đứt nghiêm trọng: Trong những trường hợp như vậy, việc phẫu thuật sửa chữa ngay lập tức với gân xương bánh chè thường được đề xuất. Đối với một số trường hợp, không thể sửa chữa gân bị rách và cần phải tái tạo. Thủ thuật này có thể liên quan đến việc thay thế gân bị tổn thương bằng gân từ các bộ phận khác trên cơ thể hoặc từ một người hiến.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, chủ yếu ảnh hưởng đến những người từ 40 - 60 tuổi và phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Ở Singapore, đây là bệnh viêm khớp mạn tính phổ biến nhất và khoảng 0,5 - 1% dân số mắc phải căn bệnh này.
Viêm khớp dạng thấp. |
Không nhầm lẫn với viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các khớp. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và mô.
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai trò trong đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Các triệu chứng?
Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ của bạn như cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể tấn công các khớp lớn hơn bao gồm vai, khuỷu tay, hông và đầu gối.
Nó gây đau, tấy đỏ, sưng và cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp nghiêm trọng và ngăn người bệnh thực hiện các hoạt động đơn giản như viết, dùng dao kéo hoặc cài cúc áo.
Điều gì khiến tình trạng tồi tệ hơn?
Trì hoãn điều trị: Bạn nên tìm cách điều trị trong vòng 3 - 6 tháng sau khi các triệu chứng xuất hiện. Sau đó, các khớp của bạn có thể bị hư hại không thể phục hồi.
Hút thuốc: Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này mà còn làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hút thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và những người hút thuốc bị đau nặng hơn những người không hút thuốc.
Lối sống ít vận động: Giảm thiểu hoạt động thể chất có thể mang lại sự giảm đau ngắn hạn cho những người mắc bệnh. Nhưng về lâu dài, một lối sống ít vận động có thể dẫn đến tăng cân và tăng độ cứng và đau ở các khớp chịu trọng lượng cơ thể của bạn, cũng như mệt mỏi và trầm cảm.
Các lựa chọn điều trị?
Hiện tại không có cách chữa khỏi viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, điều trị kịp thời và tích cực có thể giúp giảm thiểu tác động của căn bệnh này đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Không phẫu thuật: Bác sĩ chấn thương chỉnh hình có thể khuyên dùng vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của khớp, sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm để giảm bớt cơn đau và kê đơn thuốc chống thấp khớp điều trị bệnh và liệu pháp miễn dịch mới hơn để làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể giúp khôi phục việc sử dụng các khớp bị ảnh hưởng, giảm đau và điều chỉnh biến dạng. Các thủ thuật này bao gồm phẫu thuật thay thế khớp, nội soi khớp, làm cứng khớp và phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch - loại bỏ màng hoạt dịch của khớp bị viêm.
Nếu bạn bị đau mạn tính, hãy hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp chấn thương chỉnh hình ngay. Không có lý do để âm thầm chịu đựng và làm tăng nguy cơ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Bài báo được chia sẻ bởi bác sĩ Leon Foo, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth.
Trong khuôn khổ của chương trình “Chẳng cần đi xa – vẫn gặp chuyên gia” với các bác sĩ Singapore cho bệnh nhân Việt Nam, PGS.BS Leon Foo, chuyên gia phẫu thuật CƠ XƯƠNG KHỚP sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí cho bệnh nhân có các vấn đề liên quan tới cột sống, khớp vai, khớp gối, khớp háng, mắt cá chân, hội chứng ống cổ tay, đau thần kinh toạ, ung thư sarcoma… vào ngày thứ Sáu, 10 tháng 7 năm 2020.
Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:
Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:
tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.
Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637.
Email: info@parkway.com.vn
FB: https://www.facebook.com/parkwayhanoi/Quảng cáo