Theo PGS. TS Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, để tạo nên những kỹ năng này cho sinh viên, không thể chỉ có giảng dạy truyền thống. Mà cần được trau dồi qua các phương pháp giảng dạy, xu hướng giảm lý thuyết và thực hành nhiều hơn thông qua các dự án.
Đồng quan điểm với PGS. TS Đoàn Quang Vinh, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cũng cho rằng, nhiệm vụ của các trường đại học là phải thay đổi nội dung, phương thức đào tạo, quan trọng nhất là tạo được văn hóa số cho sinh viên, tránh việc sau này ra trường doanh nghiệp phải đào tạo lại.
TS Lê Trường Tùng cũng nêu nghịch lý sinh viên đại học hiện nay sinh ra và lớn lên ở thời điểm có đủ các công cụ công nghệ thông tin, nhưng lớp người sinh ra trước thời điểm này mới đang đảm nhiệm vai trò dẫn dắt.
Lý tưởng cho giải quyết tay nghề của sinh viên hiện nay là kết hợp với doanh nghiệp. Cụ thể, rút ngắn thời gian đào tạo từ 4 năm xuống còn khoảng 2 năm lý thuyết và một năm đào tạo tại doanh nghiệp. Như vậy tiền lương của sinh viên cũng phải tăng lên từ 9 – 10 lần.
Báo cáo từ Ban Kinh tế Trung ương, lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020.
Nhân lực chất lượng cao tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng.