Đề án 89 hướng tới nhiều mục tiêu, trong đó có việc đào tạo trình độ tiến sĩ cho 10% giảng viên đại học; đào tạo để trên 80% giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ trở lên.
Theo Vụ GDĐH, hiện nay, cả nước đang có trên 73.000 giảng viên đại học, trong đó, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28.8%. Để hoàn thành mục tiêu đề án, trong 10 năm tới cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Trong công tác này, các cơ sở GDĐH đóng vai trò chính yếu trong cả quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên cho tới việc sử dụng giảng viên sau đào tạo và bồi hoãn kinh phí đào tạo (nếu có).
Đồng tình với chủ trương giao quyền tự chủ cho cơ sở cử đối tượng đi đào tạo, ông Nguyễn Đắc Trung, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, cần cụ thể hóa về đối tượng được cử đi học; đơn vị cử đi phải đảm bảo điều kiện thời gian cho giảng viên hoàn thành nhiệm vụ đào tạo; quy định thống nhất điều kiện đầu ra.
Thông qua thảo luận nhóm, các đại biểu bày tỏ tinh thần đồng thuận, đồng hành cùng Bộ để triển khai được đề án ngay trong năm 2021. Đồng thời, tiếp tục đề xuất cụ thể về cách hiểu và định mức các loại chi phí đào tạo; đối tượng được đào tạo;…