<p style="text-align: justify;">WWF vừa phát hành báo cáo về rác thải nhựa trước cuộc họp của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA) tại Nairobi sẽ tổ chức vào tuần tới 11-15/3. Báo cáo nêu số liệu cảnh báo, tới năm 2030 sẽ có thêm 104 triệu tấn nhựa có khả năng gây ô nhiễm các hệ sinh thái của trái đất, nếu như không quyết liệt thay đổi tình trạng hiện thời. Việt Nam hiện được coi là một trong những quốc gia thải ra biển lượng rác nhựa lớn nhất thế giới. </p> <div> <p style="text-align: justify;"><!--start video embed --></p> <div> <div> <p style="text-align: justify;"><img alt="Rác thải nhựa phủ trắng bãi biển Indonesia sau trận mưa giông" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/05/rac-thai-nhua-phu-trang-bai-bien-indonesia-sau-tran-mua-gion-1550736438_500x300.jpg" /></p> <div> <p style="text-align: justify;">Theo WWF, lượng rác nhựa hiện đang tàn phá hệ sinh thái và các loài hoang dã. Hơn 270 loài được ghi nhận bị tổn thương do vướng phải đồ nhựa và hơn 240 loài được ghi nhận là ăn phải đồ nhựa. Hàng năm, cả con người và các loài động vật tiếp tục tiếp nhận nhựa vào cơ thể thông qua thực phẩm và nguồn nước uống. Tác động của việc ăn phải nhựa này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.</p> </div> </div> </div> <p style="text-align: justify;"><!--end video embed --></p> </div> <p style="text-align: justify;">Báo cáo cũng nêu những lựa chọn sai lầm về quản lý rác thải như hiện nay có thể dẫn tới vào năm 2030 tổng lượng phát thải khí CO2 theo vòng đời thông thường của nhựa sẽ tăng 50%, và lượng khí CO2 thải ra sẽ tăng gấp ba lần do phương pháp xử lý rác sai chuẩn là đốt cháy nhựa. </p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"> <p><img alt="Rác thải nhựa tác động đến cả sinh vật biển sống ở nơi sâu nhất trên Trái Đất. Ảnh: Organic and Free." src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/05/rac-thai-nhua-duoi-ranh-marian-1956-5228-1551781973.jpg" /></p> </td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;"><span>Rác thải nhựa tác động đến cả sinh vật biển sống ở nơi sâu nhất trên Trái Đất. Ảnh: </span><em style="margin:0px;padding:0px;color:rgb(51,51,51);">Organic and Free.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Tại cuộc họp UNEA, ô nhiễm nhựa sẽ là một vấn đề môi trường chính mà các nhà lãnh đạo trên thế giới thảo luận. Tại cuộc họp này, WWF kêu gọi các chính phủ bắt đầu đàm phán về một hiệp định quốc tế có tính pháp lý về ô nhiễm nhựa đại dương. Hiệp định này cần xác định các mục tiêu quốc gia và có một hệ thống báo cáo minh bạch có thể áp dụng được với các công ty. Thêm vào đó, hiệp định nên có quy định về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đối với các quốc gia có thu nhập thấp. </p> <p style="text-align: justify;">"Là một trong những quốc gia thải nhựa ra đại dương nhiều nhất, Việt Nam có thể đi đầu trong giải quyết thách thức này, bằng việc ủng hộ sự ra đời một hiệp định quốc tế về nhựa." ông Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình của WWF - Việt Nam cho biết. "Tại Việt Nam, nhận thức của mọi người về ô nhiễm nhựa đang gia tăng, và yêu cầu về trách nhiệm của lĩnh vực công và tư cũng ngày càng lớn. Cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về quản lý và phát thải rác nhựa để giảm khối lượng nhựa rò rỉ ra môi trường".</p>