10 cách giảm đau độc đáo của Đông y

(khoahocdoisong.vn) - Trung y giảng “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” (mạch thông thì không đau, đau tức là mạch không thông). Khi đau hãy thực hiện cách đơn giản sau:

1. Lăn, về huyệt hậu khê: bảo vệ xương cổ, thắt lưng

Nếu như bạn ngồi ở trước máy tính, có thể đặt vị trí huyệt hậu khê ở hai tay lên cạnh bàn, dùng cổ tay và các đốt ngón tay dẫn động hai tay, thả lỏng lăn qua lại trên cạnh bàn, sẽ đạt được ngưỡng kích thích huyệt vị hiệu quả.

Trong lúc lăn qua lại huyệt vị đó sẽ có cảm giác đau tức là đúng. Mỗi ngày chỉ làm 3 phút, kiên trì sẽ có hiệu quả.

2.Vỗ mặt trong khuỷu tay: bài xuất hỏa khí và độc tố ở tim phổi

Mặt trong khuỷu tay là bộ phận dày đặc các kinh lạc, có kinh phế, kinh tâm bào cùng kinh tâm, đây là nơi ba đầu kinh lạc thông qua, vỗ khuỷu tay có thể bài xuất hỏa khí và độc tố ở tim phổi.

Lúc vỗ, bàn tay buông lỏng, có lực và còn phải vỗ nhịp nhàng từng nhịp, từng nhịp, mỗi bên của mặt trong khuỷu tay vỗ liên tục từ 5-10 phút, trước tiên vỗ mặt trong khuỷu tay trái, sau lại vỗ mặt trong khuỷu tay phải. Mặt trong khuỷu sẽ xuất hiện các màu sắc xanh, hồng, tím, đen…màu sắc khác nhau là biểu hiện của độc tố phản ứng, màu càng đậm biểu hiện bệnh càng nghiêm trọng.

Tốt nhất là mỗi tuần vỗ một lần, thông thường 3-5 lần phản ứng về màu sắc sẽ giảm bớt rõ rệt, độc tố cũng được thanh lý tương đương với biểu hiện của phản ứng màu sắc.

Sau khi vỗ xong, uống một chén nước ấm để tăng cường bài độc, trong ngày hôm đó cũng đừng tắm.

3. Bài tập Yoga hồ điệp: thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch

Hai tay bắt lấy mũi chân, đầu gối hướng sang hai bên mở ra, để sát mặt đất, eo lưng thẳng tắp, hai đầu gối hướng xuống sàn nhà nhịp nhàng rung động. Mỗi ngày 10 phút đồng hồ.

Bài tập Yoga hồ điệp thông qua ép xuống hai chân để rèn luyện xương chậu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch xương chậu, tẩm bổ bàng quang, thận… các cơ quan nội tạng, từ đó mà cải thiện sắc da, làm cho da trắng hồng, đồng thời kéo căng phần lưng và phần hông tăng cường độ dẻo dai cho thân thể.

4.Chà xát mặt thay đổi da thịt

Hai tay chà xát đến nóng lên, phát nhiệt, rồi xoa giống như rửa mặt, mát xa mặt 60 lần, bàn tay chà xát nhiệt vừa nóng là đủ.

Sau khi dậy, trước khi ngủ, lúc cảm thấy đôi mắt mệt mỏi đều có thể làm.

5. Hai cánh tay kéo căng bả vai gáy

Hai tay úp song song với nhau, đưa ra phía trước thân và kéo căng vai. Kéo dài động tác kéo căng này trong 10 giây, rồi buông lỏng, rồi lại làm tiếp một lần nữa. Trong quá trình kéo căng sẽ có cảm giác vai gáy cổ và phần lưng có đau một chút. Sau khi làm xong sẽ thấy rất thoải mái. Ngồi cạnh ghế duỗi thẳng 2 chân

6. Kéo duỗi xương sống giúp phần lưng giảm bớt mệt mỏi

Ngồi cạnh ghế, duỗi thẳng 2 chân song song với nhau, không chạm đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, buông lỏng, rồi làm tiếp một lần nữa.

7. Nâng lỏng bả vai bảo vệ vai gáy

Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng xuôi xuống, nâng hai vai lên, cảm giác vai đau rát khi kéo căng, giữ cảm giác này trong 15 giây, rồi buông lỏng bả vai, sau đó làm thêm một lần nữa.

8. Giảm bớt đau nhức bả vai + giảm béo

Mua một cái chày cán bột, thường xuyên đặt ở dưới chân lăn qua lăn lại, mỗi ngày 10-15 phút. Nếu như phần vai gáy của bạn bị đau thì sẽ có vị trí đối xứng với nó ở dưới bàn chân bị đau và cảm thấy vị trí đó tròn như viên bi, hãy lăn qua lăn lại cho đến khi vị trí này tản ra, lúc đó phần vai gáy bị đau cũng sẽ hết, kiên trì làm còn có thể giảm béo.

9. Bài tiết độc tố kinh bàng quang

Hai chân đặt sát vào nhau, duỗi thẳng, mũi chân bẻ cong hướng về cơ thể, hai tay nắm lấy ngón chân, thân thể từ từ gập về trước áp sát xuống. Đây là phương pháp bổ trợ bài tiết độc tố kinh bàng quang, một lần ít nhất phải làm từ 15-30 phút.

Nếu tay càng không với tới ngón chân, điều này càng nói lên rằng độc tố trong bạn đã tích tụ quá nhiều, nhưng không nên sốt ruột, cũng không nên dùng lực quá mạnh, chỉ cần phần gân bên sau đùi có cảm giác kéo căng là được rồi, nếu không sẽ dễ dàng kéo tổn thương dây chằng.

10. Ấn day ấn đường cải thiện chức năng mạch máu ở tim

Mỗi lần làm ấn day 40 lần huyệt ấn đường. Làm như vậy để có thể điều chỉnh nội tiết, cải thiện chức năng mạch máu của tim, an thần định chí.

Huyệt này có tác dụng khơi thông kinh lạc, giúp cho kinh lạc của bạn từ đầu đến chân được thông suốt, khí huyết đầy đủ, bách bệnh không sinh.

BS Trần Quang Đạt (Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Châm cứu Khoa YHCT, Đại học Y Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top