Tối 15/12 hiện tượng Trăng Lạnh bùng nổ trên bầu trời

Hiện tượng Trăng Lạnh - trăng tròn cuối cùng của năm Dương lịch 2024 - sẽ bùng nổ trên bầu trời vào tối ngày 15/12. Khi đó, Mặt Trăng sẽ lên cao hơn trên bầu trời đêm so với bất kỳ trăng tròn nào khác và nằm cạnh sao Mộc.
Vào ngày 15/12, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú. Đó là hiện tượng Trăng Lạnh - trăng tròn thứ 12 và cũng là trăng tròn cuối cùng của năm Dương lịch 2024.
Mặt Trăng khi đó sẽ nằm trong chòm sao Kim Ngưu, được bao quanh bởi một số ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm và Sao Mộc. Mặc dù có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nhưng một cặp ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ dành cho người mới bắt đầu sẽ giúp họ có được góc nhìn cận cảnh tuyệt đẹp về bề mặt Mặt Trăng màu cam khi nó xuất hiện phía trên đường chân trời phía đông.
Hien tuong Trang Lanh ky thu se xay ra toi 15/12
Trăng Lạnh sẽ bùng nổ trên bầu trời tối ngày 15/12. Ảnh: Martin Ruegner via Getty Images.
Được gọi là Trăng Lạnh vì nó mọc chỉ một tuần trước ngày Đông chí, đêm dài nhất trong năm ở Bắc bán cầu, báo hiệu sự bắt đầu của mùa Đông thiên văn. Trăng Lạnh còn được gọi là Trăng đêm dài và Trăng trước lễ Yule, ám chỉ một lễ hội Pagan trùng với ngày Đông chí.
Theo Timeanddate, Trăng Lạnh là cái tên có nguồn gốc từ văn hóa Celtic ám chỉ trăng tròn tháng 12.
Vì Mặt Trăng sẽ đối diện với Mặt Trời, Mặt Trăng sẽ phản chiếu chuyển động của Mặt Trời. Khi Mặt Trời ở điểm thấp nhất trên bầu trời phía Nam vào ban ngày, khi nhìn từ Bán Cầu Bắc, Trăng Lạnh sẽ ở vị trí cao nhất.
Vào đêm trăng tròn, Mặt Trăng sẽ tỏa sáng bên dưới Capella trong chòm sao Auriga và phía trên Betelgeuse trong chòm sao Orion, với Sao Mộc ở bên phải. Hành tinh lớn nhất này sẽ có thể nhìn thấy rõ trong suốt cả tháng trên bầu trời đêm.
Trăng Lạnh cũng mọc gần đỉnh điểm của trận mưa sao băng Geminid, một trong những trận mưa sao băng xuất hiện nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên, không may là ánh sáng chói của trăng sẽ khiến việc phát hiện nhiều sao băng trở nên khó khăn hơn bình thường.
Trăng tròn tiếp theo sau Trăng Lạnh là Trăng Sói vào ngày 13/1/2025.

Mời độc giả xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.

Theo Đời sống
back to top